ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 07:11:33
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thới Bình vững bước đi lên

Báo Cà Mau (CMO) Sau ngày thống nhất đất nước, Thới Bình là địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đói nghèo đeo bám. Với tinh thần đoàn kết, bằng ý chí vươn lên của đảng bộ và Nhân dân, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Thới Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kinh tế phát triển, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, bộ mặt văn hoá xã hội ngày càng khởi sắc.

Vượt khó vươn lên

Đặc biệt, từ năm 1986 đến nay, trên lĩnh vực kinh tế có bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân mỗi năm tăng 12,62%; lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng theo từng năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, nông nghiệp chiếm 60,86%, dịch vụ chiếm 29,18%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 9,96%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 30,6 triệu đồng/người/năm/2016. Tuy là huyện thuần nông, nhưng tổng giá trị sản xuất của huyện đến cuối năm 2016 đạt hơn 7.180 tỷ đồng.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội, kinh tế không ngừng phát triển. Huyện tập trung thực hiện giảm nghèo bền vững, hiện tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm chỉ còn 5,95%, tương đương với 1.979 hộ; hộ cận nghèo còn 4,25%, tương đương với 1.413 hộ.

Hiện nay, huyện Thới Bình tập trung làm hệ thống thuỷ lợi, thâm canh tăng vụ đối với vùng lúa tăng vụ, phát triển mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, nhất là mô hình tôm - lúa, lúa - tôm càng xanh, xen canh cua, cá nước lợ... để nâng cao mức sống cho người dân.

Khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh

Những năm gần đây, huyện Thới Bình luôn làm tốt công tác quy hoạch đất ở, đất sản xuất phù hợp với phát triển cây, con theo từng vùng và tiểu vùng, từ đó góp phần khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Song song đó, triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về nông nghiệp nông thôn nên ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Đường bê-tông phủ khắp xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình..

Những năm qua, Thới Bình thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Huyện huy động các nguồn lực để đầu tư trên 2.300 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp khoảng 780 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đạt được 158/204 tiêu chí, bình quân 14,45 tiêu chí/xã. Trong đó, Trí Lực và Trí Phải đã được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 9/2015; các xã còn lại đạt từ 13-15 tiêu chí.

Kết cấu hạ tầng tiếp tục phát triển, hiện huyện có hơn 600 km lộ bê-tông và lộ nhựa cấp 5 đồng bằng; 99,5% hộ dân có điện sử dụng; 26/61 trường đạt chuẩn quốc gia; 12/12 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia... Sinh hoạt, học hành, hưởng thụ văn hoá của người dân ngày càng được nâng cao.

Chính sách xã hội được quan tâm đúng mức, các hoạt động chăm sóc người có công được triển khai sâu rộng; giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động/năm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tích cực kiềm chế, giảm dần tai nạn giao thông.

Bí thư Huyện uỷ Thới Bình Hồ Xuân Việt cho biết: "Đảng bộ không ngừng tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đặc biệt là việc đẩy mạnh học tập và làm theo gương Bác. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tạo sức lan toả sâu rộng trong cán bộ và Nhân dân".

Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng chia sẻ: "Thành quả đạt được của huyện Thới Bình là sự nỗ lực của nhiều thế hệ, là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ và sự đồng thuận trong Nhân dân. Đây là tiền đề để Thới Bình phát triển bền vững trong thời gian tới"./.

Huỳnh Măng

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Doanh số cho vay vốn chính sách năm 2024 hơn 1.000 tỷ đồng

Chiều 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban Đại diện để đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Kỳ vọng những “ngôi sao” OCOP

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) không chỉ hướng đến lợi ích thuần tuý kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề xã hội của vùng nông thôn. Tuy nhiên, để một sản phẩm từ làng, xã vươn tầm, đủ sức để tham gia, cạnh tranh sòng phẳng, khẳng định vị trí vững chắc ở sân chơi lớn, thị trường chung thì không phải là điều đơn giản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.