ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 12:21:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu nhập khá nhờ cần cù

Báo Cà Mau Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi phát triển mạnh mẽ. Với sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi, nhiều hộ nông dân chân lấm tay bùn đã vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ sản xuất kinh tế giỏi của địa phương.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất giỏi phát triển mạnh mẽ. Với sự cần cù, chịu khó và ham học hỏi, nhiều hộ nông dân chân lấm tay bùn đã vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ sản xuất kinh tế giỏi của địa phương.

Gia đình chị Lê Thị Thu và anh Nguyễn Văn Thông ở Ấp 15, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, là một trong những trường hợp điển hình. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang trồng đa cây và chăn nuôi, kinh tế gia đình anh chị đã khởi sắc, thu nhập trung bình mỗi năm hơn 150 triệu đồng.

Vườn đu đủ nhà chị Thu có hơn 80 cây cho thu nhập mỗi năm hơn 15 triệu đồng.

Gia đình chị Thu có tất cả 1,3 ha đất, trong đó, có 1 ha trồng lúa, còn lại là trồng màu. Năng suất từ lúa không cao, trừ chi phí còn lãi không được bao nhiêu nhưng công sức bỏ ra thì nhiều nên vợ chồng chị Thu quyết định chuyển hết diện tích đất trồng lúa sang trồng màu. Mô hình trồng đa cây kết hợp chăn nuôi của gia đình chị Thu đã được áp dụng 7 năm, chi phí cho mô hình chỉ hơn 3 triệu đồng để mua cái máy bơm nước, ống tưới, còn lại sức người là chính.

Các loại cây trồng chính trong vườn nhà chị là tre, đu đủ và chuối. Hiện tại, thu nhập cao nhất trong vườn nhà chị Thu là măng tre. Mùa măng thường bắt đầu từ đầu tháng 3 đến hết tháng 7. Khi vào mùa chủ yếu là dọn vườn và bón phân. Chị Thu cho biết, mỗi vụ măng thường đầu tư khoảng hơn 3 triệu tiền phân, còn lại chỉ việc bỏ công ra chăm sóc. Với hơn 80 bụi tre, cách 3-4 ngày thu hoạch một lần, mỗi lần khoảng 70 kg, mỗi ký dao động từ 15.000-20.000 đồng, gia đình thu nhập trên 30 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, đu đủ cũng đem lại thu nhập không ít cho gia đình chị Thu. Chị Thu cho biết thêm, đu đủ có thể trồng quanh năm, chỉ cần tưới nước thường xuyên, không cần bón phân. Gia đình chỉ trồng theo kinh nghiệm tích luỹ được, không có kỹ thuật cao, chỉ cần lên liếp rồi tưới nước mỗi ngày là cây sẽ tốt. Với chi phí bỏ ra thấp, chủ yếu là sự chăm sóc nên thu nhập từ đu đủ ổn định và bền vững. Với giá dao động từ 4.000-5.000 đồng/kg, thu nhập trung bình mỗi năm hơn 15 triệu đồng.

Ngoài các loại cây trồng chính, chị Thu còn tận dụng nguồn đất để trồng thêm các loại như gừng, cà, khoai môn. Chia sẻ về dự định trong tương lai, chị Thu nói đang nhân giống rau má và làm hàng rào cây xanh bằng rau ngót. Ngoài việc cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, chống xói mòn đất trong mùa mưa và tạo mỹ quan thì hai loại rau này còn có giá trị kinh tế khá cao và ổn định.

Qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm, chị Thu nhận thấy muốn trồng trọt đạt hiệu quả cao thì phải kết hợp với chăn nuôi. Vì thế gia đình chị đã đầu tư xây chuồng nuôi thêm đàn heo, dưới ao giữ lại nước ngọt để nuôi các loại cá như: cá lóc, trê… Mô hình chăn nuôi này vừa tạo thêm nguồn thu cho gia đình vừa tận dụng nguồn nước và phân để tưới cây rất hiệu quả.

Bằng việc làm cụ thể, thiết thực, gia đình chị Thu đã tận dụng hết tất cả nguồn đất có thể để canh tác. Vốn bỏ ra ít, chủ yếu là sức người nhưng mô hình trồng màu kết hợp với chăn nuôi của gia đình chị Thu lại tạo hiệu quả kinh tế cao, ổn định, đặc biệt là không ô nhiễm môi trường, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh phục vụ bà con.

Hiện tại, ngoài công việc chính của gia đình, anh Thông còn đi gác kèo lấy mật, trung bình mỗi năm thu về hơn 20 triệu đồng. Còn chị Thu ngoài tham gia sản xuất kinh tế gia đình còn tích cực tham gia các hoạt động trong hội phụ nữ, hội nông dân. Nhờ siêng năng và cần mẫn, cuộc sống gia đình chị Thu đã bớt khó khăn, thu nhập ổn định mỗi năm hơn 150 triệu đồng.

Nhận xét về mô hình trồng màu kết hợp với chăn nuôi của gia đình chị Thu, anh Lâm Bá Nguyễn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Ấp 15, nói: "Ðây là mô hình sản xuất nông nghiệp rất hay, thu nhập ổn định và ít rủi ro. Yếu tố chính tạo nên thành công của mô hình chính là sự cần cù, chịu khó của vợ chồng chị Thu".

Là nông dân dãi nắng dầm mưa trên ruộng đồng thì sự vất vả, nặng nhọc không còn quan trọng nữa. Với gia đình chị Thu, được lao động để làm giàu bằng chính đôi tay và trí óc của mình là niềm vui, niềm tự hào lớn nhất. Ðây chính là tấm gương nông dân sản xuất giỏi điển hình của địa phương, đáng được nhân rộng./.

Bài và ảnh: Kim Chi

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.