ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-12-24 08:45:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thực hiện ủy thác trên 34 tỷ đồng từ ngân sách

Báo Cà Mau Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định và được sự thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh, ngày 1/11, Đoàn khảo sát tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác cho vay qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) do ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn, có buổi khảo sát một số hộ vay và làm việc với NHCSXH huyện Ngọc Hiển.

Đoàn khảo sát làm việc với UBND huyện và Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ngọc Hiển.

Đến 30/9, tổng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ thác qua NHCSXH trên địa bàn huyện là 34,1 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh trên 31 tỷ đồng, ngân sách huyện trên 2,6 tỷ đồng.

Luỹ kế từ 2021 đến 9/2024, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ncgọc Hiển đã thực hiện cho vay 715 khách hàng với doanh số cho vay 30,3 tỷ đồng, thu nợ trên 15,1 tỷ đồng. Mức tăng trưởng hằng năm bình quân 21,6%.

Ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn khảo sát đề nghị Phòng giao dịch NHCSXH huyện phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ để nguồn vốn vay giải ngân đúng đối tượng, nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.

Tổng dư nợ đến 30/9 là 33,67 tỷ đồng với 852 khách hàng vay vốn 3 chương trình cho vay. Trong đó, cho vay giải quyết việc làm gần 28 tỷ đồng với 773 khách hàng còn dự nợ; cho vay xuất khẩu lao động dư nợ trên 2 tỷ đồng với 29 khách hàng còn dư nợ; cho vay nhà Đất Mũi dư nợ 3,71 tỷ đồng với 50 khách hàng còn dư nợ.

Đến 30/9, nợ quá hạn là 207 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào chương trình cho vay xuất khẩu lao động là 3 hộ, số tiền 207 triệu đồng. Lý do khách hàng đã đi xuất khẩu lao động, có thu nhập nhưng không thực hiện việc chuyển trả nợ theo phân kỳ, người uỷ quyền đi khỏi nơi cư trú không liên lạc được và không có thông tin không thu hồi được.

Nợ khoanh từ chương trình Giải quyết việc làm là 344 triệu đồng với 16 khách hàng, trong đó chủ yếu là khách hàng bị rủi ro bỏ đi khỏi nơi cư trú, không có thông tin, địa chỉ để phối hợp thu hồi nợ, đơn vị tiếp tục rà soát thông tin phối hợp để thu hồi.

Tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đang hoạt động trên toàn huyện là 230 tổ; kết quả luỹ kế đến 30/9, có 148 tổ xếp loại tổ tốt, 78 tổ khá và 4 tổ trung bình.

Đa số khách hàng vay vốn thực hiện tốt các quy định theo hợp đồng tín dụng đã ký kết sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp một số ít khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan phải xử lý nợ rủi ro khoanh nợ, vay xuất khẩu lao động người được uỷ quyền tại địa phương đi khỏi nơi cư trú không có thông tin, địa chỉ để phối hợp thu hồi nợ.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tiết Minh Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, nhận định: “Những năm gần đây, nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả trong công tác xoá nghèo, cận nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Đối với các hộ vay vốn xuất khẩu lao động, kiến nghị HĐND tỉnh nghiên cứu có chế tài đối với các hộ vay vốn không trả nợ đúng hạn. Các tổ TK&VV là người giám sát trực tiếp nguồn vay, đề nghị các đơn vị nhận uỷ thác cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo, tăng cường công tác giám sát để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả”.

Ông Tiết Minh Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển kiến nghị ;HĐND tỉnh nghiên cứu có chế tài đối với các hộ vay vốn không trả nợ đúng hạn.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Minh Đương, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Phó trưởng đoàn khảo sát, đề nghị Phòng giao dịch NHCSXH huyện phối hợp với chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ để nguồn vốn vay giải ngân đúng đối tượng, nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn vay. Để công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện được triển khai thuận lợi, thời gian tới Ban Kinh tế - Ngân sách tiếp tục tham mưu dành nguồn vốn địa phương uỷ thác qua NHCSXH tỉnh để cho vay giải quyết việc làm nhiều hơn, hỗ trợ huyện Ngọc Hiển trong quá trình xây dựng huyện nông thôn mới.

Đoàn giám sát thăm hộ vay vốn xuất khẩu lao động tại Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc.

Hồng Phượng

Tôm khô vào vụ Tết

Vào độ tháng 11, các làng nghề ở cửa biển: Rạch Gốc, Ðất Mũi, Tam Giang Tây của huyện Ngọc Hiển, nhà nhà bắt đầu làm tôm khô để chuẩn bị cho dịp Tết, nào bán, nào biếu người thân. Không khí làm việc tại các cửa biển trở nên sôi động, báo hiệu Tết đã cận kề...

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Quyết tâm sẽ thành công

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu phát triển kinh tế gia đình luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh hưởng ứng, thực hiện. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương. Ðiển hình là CCB Võ Văn Láng, hội viên Ấp 9.

Cá về lúc hừng đông

Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.

Ða cây, đa con - Lợi nhuận kép

Hưởng ứng chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, phá thế độc canh con tôm, cây lúa hay lâm nghiệp, người dân trong tỉnh Cà Mau đã và đang mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích sản xuất. Nhờ mô hình này, người dân có được nhiều nguồn thu, lấy ngắn nuôi dài, hạn chế được tình trạng thu hoạch ồ ạt, được mùa, mất giá...