ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 16-4-25 21:52:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Tiếng trống Mê Linh" mê lòng khán giả

Báo Cà Mau (CMO) Câu chuyện lịch sử về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược được tái hiện hào hùng, tráng lệ qua trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh". Trích đoạn được các nghệ sĩ của Ðoàn Cải lương Hương Tràm trình diễn, sắc sảo từ giọng ca đến vũ đạo, liên tiếp nhận những tràng vỗ tay từ khán giả.

Đoàn Cải lương Hương Tràm đã mang “Tiếng trống Mê Linh” đến với các xã trên địa bàn huyện Phú Tân, được khán giả đón nhận nhiệt tình. Bức màn sân khấu mở ra hàng đêm đều thu hút từ 300-500 khán giả. Bà Huỳnh Thị Hồng, khán giả xã Việt Thắng, phấn khởi: “Khi nghe đoàn đến diễn tuồng “Tiếng trống Mê Linh”, tôi và bà con ở xóm nói với nhau cỡ nào đêm nay cũng không bỏ lỡ. Trước đây tôi xem vở này trên ti vi, lâu rồi mới được xem lại trực tiếp ở sân khấu như vậy, cảm xúc thật khó tả. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều trích đoạn cải lương về lịch sử như thế, để giáo dục niềm tự hào dân tộc cho các bạn trẻ”.

 Các tuyến nhân vật đã hoàn thành xuất sắc vai diễn, tạo thành một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh.

"Tiếng trống Mê Linh" là vở cải lương kinh điển của Soạn giả Vĩnh Ðiền, được công diễn lần đầu tiên vào năm 1977. Nguyên tác của vở diễn vốn là một vở chèo mang tên “Trưng Vương” của tác giả Việt Dung. Nội dung vở diễn nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trong thời Bắc thuộc, dưới sự cai trị hà khắc của thái thú Tô Ðịnh, ngay cả lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cũng không được tổ chức. Vì yêu nước, bà Trưng Trắc đã lập bàn thờ tế sống chồng mình, cùng em gái Trưng Nhị lãnh đạo người dân Nam khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược.

Trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh" do NSƯT Lịch Sử, Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, làm đạo diễn, cho thấy sự công phu trong dàn dựng và làm mới không khí lịch sử. Các vai diễn được đặt để vừa vặn, tinh tế. Mặc dù nhiều áp lực, nhưng các nghệ sĩ vẫn dành tâm sức nghiên cứu tâm lý nhân vật và xem là niềm tự hào, hạnh phúc khi được cống hiến hết mình cho nghệ thuật cải lương. NSƯT Hoa Phượng bộc bạch: “Kịch bản “Tiếng trống Mê Linh” do cố Nghệ sĩ Thanh Nga biểu diễn quá đình đám, ăn sâu vào lòng người, đã tạo sức ép không nhỏ cho người đi sau. Khi nhận vai Trưng Trắc, tôi nhiều lần xem lối diễn của các nghệ sĩ đi trước để học hỏi, đào sâu, rút ra cách thể hiện phù hợp”.

Trong khoảng không gian nhỏ hẹp của sân khấu, các nghệ sĩ Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã đưa khán giả đi ngược dòng thời gian để sống lại giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. NSƯT Hoa Phượng đã tái hiện thành công hình ảnh Trưng Trắc, người phụ nữ mưu trí, có tài thao lược, trái tim nhân hậu và quả cảm "một vai nặng gánh giang sơn, một vai nặng gánh ân tình".

 NSƯT Hoa Phượng đã tái hiện thành công hình ảnh bà Trưng Trắc, người phụ nữ mưu trí, có tài thao lược, trái tim nhân hậu.

Khán giả vừa xúc động vừa tự hào khi nhân vật Trưng Trắc dõng dạc lời thề non sông: “Hỡi đồng bào trăm họ/Giặc Ðông Hán đang xéo giày đất nước/Nhục nào hơn nhục nô lệ ngoại bang/Thà chết mà đứng thẳng/Không cam chịu sống quỳ/Ðất nước Nam cẩm tú/Người dân Nam anh hùng/Trước đền thờ Quốc Tổ/Thề hy sinh giết giặc cứu non sông/Xin thề!”. Tiếng trống đồng vang vọng trong thời khắc quyết định khởi nghiệp của Hai Bà Trưng là lời hiệu triệu linh thiêng, khiến người xem trào dâng cảm xúc tự hào về hào khí Âu Lạc.

 Cảnh bà Trưng Trắc đội tang, lập bàn thờ tế chồng là Thi Sách trước khi tấn công địch.

Các tuyến nhân vật đã hoàn thành xuất sắc vai diễn, tạo thành một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh. Nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng đã thể hiện bản lĩnh kiên trung trong vai Thi Sách. Nghệ sĩ Kim Hiền khắc hoạ nét uy nghi, quyết đoán của Trưng Nhị. Nghệ sĩ Phi Hải chứng tỏ sự dày dặn khi đảm nhận vai Tô Ðịnh, gian ác, tham lam...

Nghệ sĩ Hoàng Thái Hùng thể hiện bản lĩnh kiên trung trong vai Thi Sách.

Việc tái hiện những vở diễn về đề tài lịch sử là một trong những đổi mới của Ðoàn Cải lương Hương Tràm. Vở diễn phù hợp với xu hướng hoài cổ, nội dung dễ đi vào lòng người và hơn hết là khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước, kiến thức lịch sử... Bằng chất liệu sẵn có, diễn xuất nhập vai của nghệ sĩ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật đương đại với truyền thống... nghệ thuật cải lương ngày càng được khán giả quan tâm đón nhận. Ðiều đó khẳng định giá trị của cải lương vẫn luôn có chỗ đứng vững chãi trong lòng khán giả./.

 

Mộng Thường

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.