ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 00:13:16

Tiếp sức phát triển giống nông nghiệp

Báo Cà Mau “Việc HÐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết quy định nội dung và mức chi từ ngân sách địa phương cho phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Nghị quyết phát triển giống nông nghiệp) là cần thiết và đúng thẩm quyền. Hơn hết, Cà Mau là địa phương có tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm khá cao, mà con giống là yếu tố quan trọng, đầu vào để hình thành cả quá trình sản xuất nông nghiệp, nhất là trong thời buổi cạnh tranh thị trường xuất khẩu và tác động của biến đổi khí hậu”, bà Vũ Hồng Như Yến, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HÐND tỉnh, nói về sự cần thiết và tính cấp bách của việc ban hành nghị quyết trên.

Theo bà Yến, ngày 3/12/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2021/TT-BTC, quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Theo đó, tại khoản 1, Ðiều 6, quy định: “UBND cấp tỉnh trình HÐND tỉnh phê duyệt nội dung được ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác theo Quyết định số 703/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại địa phương, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của địa phương và theo quy định tại Ðiều 5 thông tư này".

Tại khoản 1, Ðiều 9, quy định: “Mức chi quy định tại thông tư này là mức chi tối đa. Căn cứ khả năng cân đối nguồn kinh phí trong phạm vi dự toán được giao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, HÐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức chi cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế để thực hiện nhưng tối đa không vượt quá mức chi quy định tại thông tư này".

Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Theo kịp xu thế phát triển, Cà Mau tập trung vào chất lượng giống và hình thức canh tác nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh, tính an toàn, bền vững trong sản xuất. (Trong ảnh: Loại bỏ lúa tạp trong sản xuất lúa giống tại Trại giống lúa Khánh Lâm (Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh), xã Khánh Lâm, huyện U  Minh).

Ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết, sự ra đời của nghị quyết nhằm cụ thể hoá văn bản của Trung ương giao cho địa phương ban hành quy định chi tiết phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối nguồn lực tại địa phương; đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, nhằm cung cấp cho sản xuất giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo tinh thần Quyết định số 703/QÐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Trên thực tế, tỉnh đã ban hành Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2030 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 770/QÐ-UBND ngày 26/4/2023), để làm căn cứ xác định danh mục giống chủ lực quốc gia trên địa bàn tỉnh và giống khác cần tập trung đầu tư phát triển để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo khái toán của đề án trên, nhu cầu vốn từ nguồn sự nghiệp kinh tế khoảng 62,2 tỷ đồng, hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống, trong đó giai đoạn 2023-2025 là 29,12 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 là 33,08 tỷ đồng.

Mới đây, UBND tỉnh cũng đã ban hành quyết định phê duyệt Ðề án Phát triển sản phẩm sò huyết trên địa bàn đến năm 2030 và Ðề án Phát triển bền vững nghề cua tỉnh Cà Mau đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, nghiên cứu phát triển quy trình sản xuất sò huyết giống nhân tạo nhằm chủ động được 40%; đến năm 2030 chủ động được 80% nguồn sò huyết giống trên địa bàn toàn tỉnh. Ðối với đề án cua, đến năm 2025, năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,25 tỷ con/năm, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi (khoảng 0,516 tỷ con/năm), còn lại là xuất ngoài tỉnh; đến năm 2030 năng lực sản xuất cua giống đạt khoảng 1,4 tỷ con/năm.

Từ nhu cầu thực tế trong nuôi xen canh trên cùng diện tích, Cà Mau đã phần nào chủ động được nguồn sản xuất giống sò huyết, từng bước đáp ứng nhu cầu. (Trong ảnh: Ương tạo sò huyết giống tại cơ sở Anh Dủ (Út Hào), kênh Trưởng Ðạo, ấp Hoà Hiệp Tây, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi).

... và cũng nhờ chủ động về nguồn giống và cải tiến hình thức nuôi (theo từng giai đoạn), nhiều vùng ven biển trong tỉnh đã phát triển nghề nuôi sò huyết thương phẩm xen canh trong ao nuôi tôm, cua, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định. (Ảnh chụp tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi).

Theo Nghị quyết phát triển giống nông nghiệp nêu trên, đối tượng được chi đảm bảo kinh phí và hỗ trợ một phần kinh phí là cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu, sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản; doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất giống.

Một nội dung được quan tâm nữa là, mức chi cụ thể đối với học viên tham gia các lớp tập huấn phát triển giống không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được hỗ trợ tiền ăn 150 ngàn đồng/người/ngày; đi lại là 200 ngàn đồng/người/khoá học, nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, xã đảo, mức hỗ trợ 300 ngàn đồng/người/khoá học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên; phòng nghỉ hỗ trợ 200 ngàn đồng/người/ngày.

Theo Ðề án Phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2030, xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn tỉnh, gồm: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, lúa, chuối, heo, gà, vịt, keo lai, tràm, đước và 5 loại giống nông nghiệp khác gồm: tôm càng xanh, cua biển, sò huyết, cá đồng, cá nước mặn - lợ./.

 

Trần Nguyên

 

Lắng nghe, giải quyết kịp thời từ cơ sở

Việc đối thoại với những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khóm được Huyện uỷ, HÐND, UBND, Uỷ ban MTTQ huyện U Minh tổ chức, duy trì từ năm 2017 đến nay. Ðây là dịp để lãnh đạo huyện lắng nghe ý kiến đóng góp của các đối tượng này, góp phần tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị huyện nhà ngày càng vững mạnh.

Chuyển biến từ dân vận khéo

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, 3 năm qua (2020-2023), phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, chung sức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cầu nối mang lại niềm tin

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh còn thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, tạo điều kiện để hộ nghèo vươn lên. Những nỗ lực của MTTQ đã góp phần giúp tỉnh thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Tăng giám sát để nâng hiệu quả hoạt động

Những năm qua, vai trò của HÐND huyện U Minh ngày càng được khẳng định; hoạt động có nhiều đổi mới. Từ đó, hiệu quả được nâng lên, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định. Trong đó, giám sát là một trong hai chức năng chính, giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của HÐND.

Lan toả dân vận khéo

Dân vận khéo (DVK) đã trở thành phong trào thi đua của cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau và có sức lan toả tích cực trong đời sống xã hội. Qua đó, khơi dậy và huy động được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, đô thị văn minh, công tác giảm nghèo ở các địa phương.

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Cà Mau: Thông qua 20 dự thảo nghị quyết

Chiều 10/10, trên tinh thần tập trung cao độ, làm việc khoa học, Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình, yêu cầu đề ra.

Nâng cao hiệu quả công tác thẩm tra văn bản

Một trong những công việc quan trọng của HÐND tỉnh là quyết định các vấn đề của địa phương thông qua các nghị quyết được ban hành theo luật định. Ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HÐND tỉnh, khẳng định: "Công tác thẩm tra văn bản được các ban của HÐND tỉnh chủ trì chính là công việc rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng các kỳ họp HÐND, tác động trực tiếp, toàn diện đến mọi mặt đời sống Nhân dân của địa phương”.

Ban Pháp chế, HĐND tỉnh Cà Mau thẩm tra các tờ trình tại Kỳ họp thứ 11

Chiều 28/9, Ban Pháp chế, HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh khoá X. Dự Hội nghị, có bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Huỳnh Khải, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Thẩm tra các dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hoá - xã hội

Sáng 28/9, Ban Văn hoá – Xã hội, HĐND tỉnh tổ chức hội nghị thẩm tra dự thảo Nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 11 (chuyên đề) HĐND tỉnh khoá X. Dự hội nghị có bà Lê Thị Nhung, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, ông Dương Huỳnh Khải, Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch HĐND tỉnh.

Gỡ các “nút thắt” để thực hiện nghị quyết

Chặng đường nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện, đầy khích lệ, tuy nhiên cũng đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn trúng và đúng, phân tích những hạn chế, vướng mắc, đề ra giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” chính là chìa khoá để mở ra thế và lực mới của tỉnh Cà Mau với nỗ lực thực hiện thắng lợi nghị quyết trong chặng đường còn lại của nhiệm kỳ.