ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 5-2-25 11:46:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tiểu vùng V Bắc Cà Mau: Cần có những công trình phục vụ sản xuất

Báo Cà Mau Là vùng đệm giữa rừng U Minh Hạ và U Minh Thượng (tỉnh kiên Giang), Tiểu vùng V Bắc Cà Mau hiện có sự dịch chuyển đáng kể trong sản xuất do thiếu nhiều công trình phục vụ sản xuất.

Là vùng đệm giữa rừng U Minh Hạ và U Minh Thượng (tỉnh kiên Giang), Tiểu vùng V Bắc Cà Mau hiện có sự dịch chuyển đáng kể trong sản xuất do thiếu nhiều công trình phục vụ sản xuất.

Tiểu vùng V Bắc Cà Mau nằm hoàn toàn trong huyện Thới Bình, có diện tích tự nhiên khoảng 18.821 ha, trong đó có 2.340 ha đất trồng cây hằng năm (mía là chủ đạo), 11.212 ha đất lúa và 2.728 ha đất nuôi thuỷ sản. Hệ thống kinh dày đặc, có điểm chung là cạn, hẹp. Trong đó, kinh Chắc Băng và sông Trẹm vừa là trục cấp, vừa là trục tiêu chính cho tiểu vùng. Tuy nhiên, 2 sông này hiện đang bị nhiễm mặn từ Kiên Giang, Bạc Liêu và Sông Ðốc (Cà Mau). Trong khi đó, hiện chỉ có đê bờ Ðông sông Trẹm nhưng được xây dựng từ những năm 1998, đã xuống cấp. Các kinh Chắc Băng, kinh Ranh bờ bao nhỏ, không đủ cao trình để chống chọi với thiên tai, đặc biệt là vào mùa mưa dễ bị nước tràn bờ, gây ra hiện tượng ngập úng và nhiễm mặn.

Do hệ thống công trình phục vụ sản xuất chưa phù hợp nên việc sản xuất của người dân Tiểu vùng V Bắc Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn.

Các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất thiếu, trong khi đây là vùng đệm không chỉ của rừng U Minh Hạ mà còn của rừng U Minh Thượng. Trước đây vùng được quy hoạch canh tác 2 vụ lúa là chính. Tuy nhiên, do thiếu các công trình kiểm soát nguồn nước, đê ngăn triều cường cũng như hệ thống trạm bơm khiến tiểu vùng này bị xâm nhập mặn từ sông Cái Tàu và sông Trẹm. Từ đó, cơ cấu trong sản xuất đã bị dịch chuyển đáng kể, hiện tại người dân nơi đây chủ yếu canh tác lúa - tôm. Ngoài ra, còn có rau màu và mía, một số nơi nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi thuỷ sản nước ngọt.

Nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa trữ trên sông rạch, dao động triều trên các trục kinh rất kém nên khả năng tiêu thoát rất khó khăn, trong khi lại nằm giáp ranh với khu vực rừng tràm U Minh Hạ và U Minh Thượng; từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của người dân, đặc biệt trong mùa xả nước rừng những tháng mưa.

Thông thường hằng năm, khoảng từ tháng 7-9 (âm lịch), các cống trong 2 khu rừng tiến hành xổ nước để phục vụ công tác khai thác và trồng lại rừng. Ðây cũng là thời gian người dân chuẩn bị rửa mặn để sản xuất 1 vụ lúa trên đất tôm.

Anh Lâm Văn Kiệt, người dân ấp 11, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, cho biết, do mực nước lớn ròng chênh lệch không cao nên nước trong 2 khu rừng xả ra chỉ quanh quẩn trong khu vực, mà nước rừng thường là nước đổ nên không thể cấp vào vuông để nuôi tôm hay trồng lúa gì được.

Ðặc biệt, hệ thống cống như: cống Kênh 2, Kênh 3, Kênh 4, Kênh 9, Kênh 12, Kênh 14 có khẩu độ nhỏ (chỉ khoảng 2 m), không chỉ chưa chủ động trong việc điều tiết nước cũng như phòng, chống thiên tai, mà còn gây trở ngại rất lớn trong lưu thông và sản xuất của người dân.

Chính hệ thống cầu, cống vừa thấp về chiều cao, lại hẹp về chiều rộng là nguyên nhân khiến người trồng mía tại xã Biển Bạch Ðông, Tân Bằng (huyện Thới Bình) nhiều phen lao đao.

Ông Trần Văn Thừa, nông dân ấp Lê Giáo, xã Biển Bạch Ðông, cho biết, thường giá mía của người  dân nơi đây khoảng 450-500 đồng/kg, thấp hơn những khu vực khác, lại rất khó bán do đường vận chuyển tốn quá nhiều công sức. Nông dân trồng mía thường thua lỗ, từ đó diện tích mía càng thu hẹp dần.

Ông Thừa mong các ngành chức năng cần sớm đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cầu, cống trong khu vực cũng như làm cách nào nạo vét một số tuyến kinh, mương bên trong để người dân có điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Thành tựu xứ Ðầm

Trong không khí xuân của đất trời và xuân của lòng người hội tụ, giao hoà, Ðảng bộ và Nhân dân huyện Ðầm Dơi nhìn lại năm qua với niềm vui mừng khi đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Ðó là nền tảng vững chắc, tiếp thêm sức mạnh để quê hương xứ Ðầm vững bước tương lai.

Ðất “Chín Rồng” bước vào kỷ nguyên mới

Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Khi điểm nghẽn lớn nhất về hạ tầng giao thông đang dần được tháo gỡ bằng những công trình thế kỷ, đã và đang "vượt sông, băng đồng", tạo nên sự kết nối, sức bật mới, để vùng đất này bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bắt nhịp nông nghiệp xanh

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xu hướng sản xuất nông nghiệp xanh, nông sản sạch đã trở thành mục tiêu chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau, nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất bền vững.

Khẳng định giá trị hạt gạo

Với mục tiêu không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo mà còn tiến đến bán tín chỉ carbon, tăng thêm thu nhập cho người trồng lúa, Ðề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (gọi tắt là Ðề án) là bước khởi đầu cho nâng tầm giá trị hạt gạo.

Giữ thương hiệu “Cua ngon nhất Việt Nam”

Cua Cà Mau được mệnh danh là “Cua ngon nhất Việt Nam”, bởi được sinh trưởng ở nơi có điều kiện thiên nhiên tuyệt vời, khó nơi nào có được.

Năng động kinh tế biển

Ba mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển lên đến 254 km, ngư trường rộng khoảng 80.000 km2 và tiếp giáp với vùng biển các nước Ðông Nam Á... là những điểm nhấn đặc biệt mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Những điều kiện này đã tạo ra hàng loạt lợi thế như nguồn lợi thuỷ sản lớn, thuận tiện cho khai thác và nuôi trồng; phát triển kinh tế hàng hải, năng lượng tái tạo và cả du lịch biển, đảo.

Thông điệp từ mũi đất xanh

Cà Mau, tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, đang đứng trước những vận hội lớn lao và cả không ít những thách thức để khẳng định sức vóc, vươn tầm phát triển. Nhìn về bối cảnh của Cà Mau, từ thiên thời, địa lợi đến nhân hoà; từ chiều sâu lịch sử - văn hoá; vốn liếng tài nguyên, có thể mạnh dạn khẳng định đây là thời điểm để Cà Mau xây dựng, định hình và lan toả thông điệp của riêng mình đặt trong mối liên hệ chung với khu vực và cả nước trong hành trình vươn tới.

Vững vị thế con tôm Cà Mau

Cà Mau có diện tích nuôi tôm gần 280.000 ha, chiểm 45% diện tích nuôi tôm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm siêu thâm canh hiện nay khoảng 6.800 ha. Những năm qua, người nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở Cà Mau đã chủ động ứng dụng khoa học – kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Tự tin bước vào năm mới

Năm 2024, tỉnh Cà Mau đã ghi đậm dấu ấn trong tiến trình phát triển với bức tranh tổng thể của gam màu tươi sáng, tích cực. Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội chính là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Kết nối đô thị biển

Vừa là trung tâm kinh tế biển của huyện Trần Văn Thời, vừa là đô thị công nghiệp vùng bán đảo Cà Mau - thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) đang chuyển mình mạnh mẽ, xứng tầm vóc của đô thị biển cuối trời Nam. Với quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh và là 1 trong 3 cụm phát triển kinh tế đô thị động lực của tỉnh, nằm trên trục hành lang ven biển Tây, đô thị Sông Ðốc nổi bật bởi những công trình được đầu tư quy mô, hoàn chỉnh.