ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-6-25 05:41:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tờ lịch cuối năm

Báo Cà Mau Đi qua những tháng ngày nhớ quên, có những ngày tưởng xưa cũ như trong cổ tích hay một giấc mơ nào đó. Lại cũng có những ngày tẻ nhạt, buồn tênh. Cũng có ngày ở lại trong ta sâu sắc vì một kỷ niệm. Ðể rồi hôm nay chợt giật mình nhìn lên quyển lịch, chỉ còn một tờ cuối cùng mỏng tang. Tờ lịch cuối năm như nhắc nhớ biết bao điều.

Đi qua những tháng ngày nhớ quên, có những ngày tưởng xưa cũ như trong cổ tích hay một giấc mơ nào đó. Lại cũng có những ngày tẻ nhạt, buồn tênh. Cũng  có ngày ở lại trong ta sâu sắc vì một kỷ niệm. Ðể rồi hôm nay chợt giật mình nhìn lên quyển lịch, chỉ còn một tờ cuối cùng mỏng tang. Tờ lịch cuối năm như nhắc nhớ biết bao điều.

Ngày còn nhỏ tôi có thói quen mỗi buổi sáng thức dậy là chạy đến bên cột nhà, nơi treo quyển lịch để bóc tờ lịch của ngày hôm qua, rồi đem treo ngược lại phía sau cột. Tôi nhìn ngắm tờ lịch hôm nay, đọc đến thuộc lòng những câu danh ngôn, ca dao, hay những ngày kỷ niệm quan trọng và ngày sinh nhật của những vĩ nhân có in trên tờ lịch ấy. Ðiều đó đem lại cho tôi niềm háo hức, say mê đến kỳ lạ. Vì những tờ lịch không chỉ cho tôi hy vọng vào một ngày mới tốt đẹp, mà còn cho tôi tìm hiểu, khám phá và ghi nhớ biết bao điều.

Cha mẹ tôi thì thường xem lịch để biết ngày tháng, thời tiết, mùa vụ. Nhờ đó mà mùa màng được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo và phù hợp hơn. Ông tôi cũng hay xem lịch để biết ngày lành tháng tốt mỗi khi người ta đến nhờ xem ngày để làm việc lớn.

Tôi đi qua những ngày thơ trẻ, dần quên lãng những buổi sáng háo hức chạy đến bên quyển lịch với ước mong tìm được một điều mới mẻ, kỳ diệu từ thế giới ấy. Cuộc sống hiện đại với những điện thoại, internet, lịch điện tử… có mấy ai còn thời gian để ý đến những tờ lịch lặng lẽ trên tường, trên cột. Có ai đủ kiên nhẫn mỗi buổi sáng bóc một tờ lịch cũ và nhìn xem trên tờ lịch mới của ngày hôm nay có những gì. Chúng ta có còn nhận ra để có được những tờ lịch như thế là thành quả của cả một quá trình nghiên cứu khoa học không mệt mỏi của tiền nhân, của nhân loại, cũng như những kinh nghiệm dân gian.

Lâu lắm rồi tôi lại chạm tay lên tờ lịch cuối năm để nghe thời gian lắng lại, để nghe kỷ niệm xưa cũ ùa về. Chợt nhận ra mình vẫn là đứa trẻ thơ thuở nào, rưng rưng cầm trên tay tờ lịch mỏng manh, đọc và ghi nhớ tất cả những dòng chữ, con số trên tờ lịch. Ðã cuối một năm dương lịch với biết bao ngày tháng để nhớ, để quên. Quê nhà hẳn là cha mẹ cũng đang ra đồng cày cuốc chuẩn bị cho vụ đông. Bây giờ ti-vi, đài, báo vẫn liên tục cập nhật bản tin thời tiết, cha mẹ có còn xem lịch như xưa.

Ông tôi đã già lắm, nhưng cũng vẫn xem ngày tháng tốt mỗi bận ai đó có việc làm nhà làm cửa, cưới hỏi đến cậy nhờ. Mấy năm trước tôi đã mua cho ông cuốn sách tử vi để ông tiện xem được nhiều điều. Ông có còn nâng niu những tờ lịch đã cũ và thi thoảng lần dỡ ra xem lại khi có việc nhắc đến ngày tháng cũ. Ðôi khi nhìn lên đôi mắt, khuôn mặt của ông, tôi cứ ngỡ ông tôi là người lưu giữ thời gian.

Tờ lịch cuối năm như một lời nhắc nhở, để chúng ta biết trân trọng thời gian đang có, biết nhớ về quá khứ và biết hướng đến tương lai. Cả thế giới đã bước vào một năm mới, vẫn là bộn bề công việc với những guồng quay, đó đây, nơi này nơi kia có thể vẫn có đạn bom, đau khổ, nước mắt cũng như hạnh phúc và nụ cười. Mọi thứ luôn cùng tồn tại. Khoảnh khắc này đây lòng ta như lắng lại để cảm nhận một năm qua mình đã làm được điều gì và còn gì nuối tiếc. Ðể khi bắt đầu với một cuốn lịch khác, những điều mới mẻ hơn, ta ngập tràn hy vọng vào một khởi đầu tốt đẹp cho loài người./.

Nguyễn Thi Kim Nhung

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).

Ca khúc cách mạng hút khán giả trẻ

Góp công lớn khiến các ca khúc cách mạng Việt Nam “sống lại lần nữa cùng thời đại” chính là sự kiện lễ diễu binh dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) vừa qua.

Cà Mau tạo ấn tượng đẹp tại Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần 3, năm 2025 khu vực phía Nam

Trong 2 ngày: 26 và 27/5, tại UBND quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Tiếng hát Người khuyết tật toàn quốc lần thứ 3, năm 2025 - khu vực phía Nam với chủ đề “Tiếng hát từ trái tim”.