ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 17:42:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2025)

Trân quý giá trị độc lập, tự do

Báo Cà Mau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, mở ra kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Có nhiều bài viết, hồi ký, phát biểu của những vị lãnh đạo Ðảng, Chính phủ, Quân đội... nhân sự kiện trọng đại này mà mỗi lần nhắc lại càng làm mỗi chúng ta tự hào, trân quý giá trị của độc lập, tự do.

Ðồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, ân cần thăm hỏi, tặng quà thương binh Phan Văn Hoàng, ấp Chà Là, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.                          Ảnh: QUỐC RIN

Ðồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, ân cần thăm hỏi, tặng quà thương binh Phan Văn Hoàng, ấp Chà Là, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: QUỐC RIN

Trong cuốn sách “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật), Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành nhiều trang viết để nhớ lại thời khắc lịch sử quân ta giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Ðại tướng viết:

“Một cảnh tượng điển hình của chiến tranh Nhân dân Việt Nam diễn ra hết sức hào hùng. Tiến công kết hợp với nổi dậy. Quân sự, chính trị, binh vận giáp công. Sức mạnh tổng hợp của cách mạng áp đảo nguỵ quân, nguỵ quyền đang tan rã. Trên hướng đồng bằng sông Cửu Long, các lực lượng vũ trang ta đã ém sẵn quanh các mục tiêu quan trọng. Ở Bạc Liêu, quân ta đã vào thị xã. Ở Sóc Trăng, ta đang tiến công thị xã và sân bay”.

Khi nhận tin chiến thắng, cả đất nước vỡ oà niềm vui hạnh phúc, xúc động dâng trào. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Các đồng chí lãnh đạo ra cả ngoài hành lang. Tiếng cười nói rộn ràng, vui vẻ. Phấn khởi, nghẹn ngào, xúc động đến trào nước mắt. Anh Ba (Tổng bí thư Lê Duẩn - PV), các anh trong Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, ai nấy đều nhớ đến Bác Hồ. Ước mơ nước nhà độc lập, thống nhất mà Bác hằng mong đã thành sự thật, nhưng Người đã đi xa! Ðồng bào, chiến sĩ miền Nam không còn được đón Bác vào thăm. Mọi người nghĩ đến biết bao đồng chí, đồng đội, đồng bào đã ngã xuống, không được thấy giờ phút khải hoàn. Ngay trong chiến dịch cuối cùng, bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ đã vĩnh viễn ra đi trước ngày toàn thắng”.

Là người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp hơn ai hết thấu rõ giá trị của độc lập, tự do, thống nhất; hơn ai hết cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc khi núi sông liền một cõi. Cảm xúc trước ngày vui đại thắng, Ðại tướng viết: “Mặt trời đã khuất bóng sau rặng cây xà cừ trên đường Hoàng Diệu. Hà Nội đã lên đèn. Còn lại một mình trong phòng làm việc với niềm vui náo nức, mà sao nước mắt tôi cứ trào ra. “Giá như còn Bác”... Tôi lên xe đi một vòng quanh Hà Nội. Cả một rừng cờ hoa dậy lên tự lúc nào. Người đi chật phố, chật đường, vui như trẩy hội. Ðêm nay, Thủ đô đốt pháo hoa mừng toàn thắng. Ðêm nay, Hà Nội, cả nước vui với Sài Gòn, vui với miền Nam”.

Cách nay tròn 20 năm, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn báo Quốc tế nhân kỷ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước, đã nhắc lại thời điểm quan trọng của lịch sử: “Ðại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để các tướng dưới quyền ông “tử thủ”, chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn, và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành uỷ do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng, tôi đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này”.

Về phần mình, từ thời trẻ dấn thân vào cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất và xây dựng đất nước, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt thấu cảm về tình đồng chí, nghĩa đồng bào. “Tôi đã từng sống trong gian nguy và đã bao lần được chia sẻ niềm vui thắng lợi của Nhân dân, cũng như bao lần cùng đồng bào, đồng chí cam chịu bao nhiêu cay đắng, bao phen tôi được che chở, cưu mang trong tấm lòng cao cả của đồng bào, được chứng kiến và vô cùng xúc động về những tấm gương hy sinh, dũng cảm, mưu trí và sáng tạo không sao kể xiết của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi”, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ với báo Hà Nội mới năm 2005.

Ðể đất nước vui trọn niềm vui thống nhất, cả nước có gần 1,2 triệu liệt sĩ, trong đó gần 200 ngàn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, gần 300 ngàn hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, hàng triệu thương, bệnh binh vẫn mang trên mình thương tích của chiến tranh). Ðến nay, đã có hơn 9,2 triệu người có công, bao gồm các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ,... được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi. Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp, Ðảng và Nhà nước ta còn chăm lo người có công bằng các chính sách cụ thể, như chăm sóc sức khoẻ, ưu tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ cải thiện về nhà ở, đất ở, các chương trình dạy nghề, tạo việc làm; thực hiện chính sách về giáo dục, đào tạo; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp phục vụ thương binh; đẩy mạnh tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng và tu bổ, tôn tạo hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ...

Mới đây, vào ngày 21/4, tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng bí thư Tô Lâm đã gửi lời tri ân, khi cho rằng không áng văn nào có thể phản ánh đầy đủ sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, của Bộ đội Cụ Hồ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Từ trong bão lửa của các cuộc chiến tranh, dân tộc ta đã trở thành người chiến thắng, trở thành "lương tri và lẽ sống" của nhiều quốc gia đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành biểu tượng của thời đại.

“Các đồng chí, những người lính Cụ Hồ đã vượt qua muôn vàn gian khổ, khó khăn, nguy hiểm để viết nên những trang sử vàng về cuộc trường kỳ kháng chiến, tạo nên "dáng đứng Việt Nam" trong dòng chảy của thời đại... Nhiều đồng chí đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất mẹ ở khắp các chiến trường ác liệt, từ Bắc vào Nam, từ núi cao đến biển rộng, từ núi rừng Tây Nguyên tới đồng bằng ven biển. Bước chân các đồng chí đi trên khắp mọi nẻo đường thân yêu của Tổ quốc, người Bắc vào Nam, người Nam ra Bắc. Có các đồng chí trở về với vết thương, bệnh tật trên thân thể, với ký ức chiến tranh in sâu trong tâm trí. Có những người tiếp tục lặng thầm cống hiến cho đất nước trong thời bình, từ công tác xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới đến giáo dục thế hệ trẻ”, Tổng bí thư Tô Lâm ghi nhận.

Hào khí 30/4 được Tổng bí thư Tô Lâm nhắc lại trước cán bộ lão thành cách mạng, người có công: “Gặp mặt các đồng chí hôm nay, chúng tôi như thấy lại sự khốc liệt của chiến tranh, thấy trước mắt mình những trận Ấp Bắc, trận Bình Giã, trận Ba Gia; thấy chiến thắng Vạn Tường, thấy các bà má Năm Căn, thấy các cô gái Sài Gòn đi tải đạn, cứu thương, giao liên, thấy phong trào học sinh, sinh viên chống Mỹ nguỵ; thấy cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, nhớ lại chiến dịch Ðường 9 Nam Lào, chiến dịch Quảng Trị, chiến dịch Tây Nguyên, trận Xuân Lộc, cảnh Mỹ nguỵ cuống cuồng, chen chúc, tranh nhau lên máy bay trực thăng trên nóc toà Ðại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, thấy 5 cánh quân giải phóng áp sát Sài Gòn, hùng dũng tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa ngày 30/4/1975”.

Nhắc lại lời Bác Hồ từng căn dặn trước khi Người đi xa: "Ðảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân", Tổng bí thư Tô Lâm cho rằng mục tiêu lớn nhất, trọng tâm nhất, cấp thiết nhất lúc này là phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống của Nhân dân, để cho mọi người dân từ nông thôn tới thành thị, từ nông dân tới công nhân, từ cụ già tới các cháu bé phải có cơm ăn áo mặc, có cuộc sống an toàn, hạnh phúc; không chỉ ăn no, mặc ấm mà còn phải tiến tới ăn ngon, ăn sạch, mặc đẹp, sống vui, sống khoẻ.

(Tư liệu: “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật); “Võ Văn Kiệt, vị Thủ tướng trọn đời vì dân”; Bài phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu).

 

Ðỗ Chí Công

 

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Chuyện sau ngày đất nước thống nhất ở tỉnh Minh Hải

Khoảng tháng 5/1975, sau ngày thống nhất đất nước, ba tôi nắm tay dắt tôi đi xuống huyện Vĩnh Châu, thuộc tỉnh Sóc Trăng, để gửi tôi cho anh Tám Dử, anh cô cậu ruột của tôi đang làm Phó chủ nhiệm Hậu cần Huyện đội, để tôi thoát ly làm cách mạng. Năm đó tôi mới 15 tuổi.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.