ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 07:59:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trắng đêm cùng ngư dân bám biển

Báo Cà Mau Đánh bắt dựa vào nhau để kiếm sống đó là quy luật để tồn tại trên biển. Trong thời điểm nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt như hiện nay thì mô hình lưới bao dựa vào tàu chong đèn câu mực tỏ ra hiệu quả cho sự liên kết này.

 

Đánh bắt dựa vào nhau để kiếm sống đó là quy luật để tồn tại trên biển. Trong thời điểm nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt như hiện nay thì mô hình lưới bao dựa vào tàu chong đèn câu mực tỏ ra hiệu quả cho sự liên kết này.

Vươn khơi bám biển

Bình minh, trên cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tấp nập tàu thuyền. Tôi lên tàu cá CM 99676 TS do ông Lê Văn Bảo làm thuyền trưởng để trải nghiệm chuyến vươn khơi đánh bắt hải sản trên biển. Chiếc tàu vỏ gỗ dài hơn 15m chở theo đầy ắp lưới và nước đá băng băng lướt sóng đưa tôi cùng 17 ngư dân hướng ra biển Tây. Chiều tối, nước biển chuyển sang màu xanh sẫm, những cơn gió mát lành mơn man da thịt làm vơi đi mệt nhọc, sóng gió. Tàu buông neo dập dềnh trên sóng nước. Bữa cơm chiều dọn ra sàn tàu, mọi người quây quần đầm ấm trên biển chiều yên ả.

Mọi người quây quần bên bữa cơm vội chuẩn bị cho một đêm kéo lưới mệt nhọc

Đêm xuống, Đèn cao áp trên những tàu câu mực bên cạnh tàu lưới bao bật sáng tạo nên quầng sáng rực rỡ quanh thân tàu trên biển đêm lộng gió. Lát sau, vô số cá, mực biển kéo đến vùng nước sáng cạnh thân tàu, những người bạn câu tranh thủ thả câu để câu những con mực to tướng.

Trời dần khuya, ghe lưới bao ở gần đó xuất hiện và bắt đầu thả lưới bao chiếc thuyền câu mực lại. Bán kính của vòng lưới hơn 600m, chiều dài của lưới hơn 2km, lưới liên tục được thả xuống và lưới được rút dần. Lúc lưới được khép kín chính là lúc thuyền câu mực tắt đèn để chạy ra ngoài khỏi lưới. Các ngư dân bắt đầu túm lưới và kéo rút lại đến khi tùng cá còn khoảng vài mét thì bắt đầu xúc cá và mang lên tàu. Anh Nguyễn Văn Tẻo, ngư dân làm nghề lưới bao trải lòng: “Nghề này cực lắm, làm từ 22h đêm tới sáng, mỗi đêm vậy kéo được khoảng 4 lưới, nếu gặp trúng bầy cá thì có thể kéo 2 lưới là trời đã hửng sáng”.

“Những năm trước hành nghề này rất trúng, mỗi đợt kéo lưới có thể kiếm đến vài tấn cá nhưng thời gian gần đây nguồn lợi dần cạn kiệt nên nguồn cá mực bán chợ chỉ được tính bằng chục hoặc trăm ký. Còn lại các nguồn cá tạp thì tùy thuộc vào con nước nên có đêm được vài tấn thường được bán để làm nước mắm hoặc cá phân”. Ông Lê Văn Bảo, thuyền trưởng thuyền lưới bao giải thích.

Nguồn lợi cạn kiệt

 Với sự giúp sức của máy kéo, những đôi tay rắn chắc thoăn thoắt thu lưới qua chiếc ròng rọc đặt trên sàn tàu, lưng áo ướt đẫm mồ hôi giữa gió lạnh biển đêm. Họ thao tác khá nhanh gọn và nhịp nhàng như được lập trình sẵn. Chiếc tàu nghiêng hẳn về bên trái vì sức nặng của giàn lưới vây rút khá lớn. Khi vòng vây dần thu hẹp, lũ cá hoảng loạn tìm cách thoát ra ngoài. Ngư dân dùng chiếc vợt khá lớn xúc cá đổ tràn trên sàn tàu. Cá nhồng, cá trích, cá cơm, cá ba thú, cá bạc má, cá bò lấp lánh vảy bạc giãy đành đạch trên khoang tàu. Tuy nhiều cá trên boong tàu nhưng những ngư phủ lộ vẻ không vui bởi giờ đây đa phần các lưới đều dính nhiều cá phân bán chỉ vài ngàn một ký chứ cá bán chợ không nhiều.

Cá được xúc lên tàu và phân loại, chủ yếu là cá phân chứ cá chợ không còn nhiều

  “Qua tết thì cỡ tháng 2 tháng 3 làm tới tháng năm tháng sáu thì nó êm còn qua đó làm cực lắm, nhiệm vụ mình là đi tóm phao cũng cực lắm, trời êm thì khỏe còn sóng to thì cực vô cùng, trên cái thúng bơi không đã khó nói chi còn công việc kéo dây tóm phao giữa đêm tối mịt mù”. Anh Võ Chi Lăng, ngư phủ tàu lưới vây trải lòng.

 Biển đêm thăm thẳm. Chiếc tàu cá lắc lư trên sóng nước thật nhỏ bé và mỏng manh giữa đại dương bao la. Xa xa, đèn điện trên hàng trăm tàu cá nhấp nháy tựa khung cảnh phố thị về đêm. Dẫu biết rằng khoảng cách khá xa nhưng cảm giác chỉ hơn tầm với. Chợt thấy lòng ấm áp, không còn cảm giác lẻ loi giữa muôn trùng sóng nước.

Cá được đưa vào hầm đá bảo quản sau chuyến biển sẽ bán chợ.

  Ánh đèn trong đêm thắp lên niềm hy vọng bình yên và sự no đủ cho những mảnh đời nhọc nhằn mưu sinh trên biển cả. Đấy còn là minh chứng chủ quyền của Tổ quốc trên biển, nơi những người con đất Việt can trường vượt sóng cả. Họ gắn kết với nhau qua máy thông tin liên lạc, qua thông báo cho nhau hướng di chuyển của đàn cá, thông tin dự báo thời tiết… và chia sẻ những chuyện buồn vui trong đời.

Mỗi buổi sáng, cá phân, cá làm nước mắm sẽ được bán lại cho các tàu thu mua trên biển hoặc đảo

Sau mỗi con trăng biển thì mỗi ngư phủ được chia lợi nhuận phần trăm đánh bắt, trung bình mỗi ngư dân kiếm được từ 7 đến 15 triệu đồng. Với số tiền đó cũng đủ để anh em gửi về quê nhà trang trải cuộc sống cho gia đình.

Hoàng Thành

 

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.