ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 17:59:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trợ lực cho người yếu thế - Chuyện không của riêng ai

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, chính sách chăm lo toàn diện của Ðảng, Nhà nước với đối tượng người yếu thế (NYT) luôn được các cấp uỷ, chính quyền, cộng đồng chung sức thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng. Ðây là “chìa khoá” mở ra cánh cửa để NYT hoà nhập cộng đồng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ đối với NYT vẫn chưa có nhiều chuyển biến để theo sát với thực tiễn đời sống; đáp ứng nhu cầu vươn lên chính đáng của đối tượng NYT. Trong thị trường lao động, NYT khó tìm được việc làm, hoặc có được việc làm nhưng thu nhập thấp hơn người làm công việc tương tự, hoặc dễ bị mất việc khi có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy. Và để giúp NYT hoà nhập cộng đồng, có mức sống tối thiểu ngang bằng với người bình thường, họ cần sự tiếp sức từ những giải pháp căn cơ, bền vững.

Bài 1: Những người chiến thắng

Họ là những người không được sự ưu ái của số phận, từ lúc sinh ra hoặc do biến cố phải mang một hình hài khiếm khuyết. Nhưng với ước mơ, nghị lực, quá trình rèn luyện kiên trì để chiến thắng chính số phận bất hạnh, họ chọn cho mình một cuộc sống - một cuộc đời tốt đẹp và ý nghĩa. Những con người ấy đã viết nên câu chuyện đẹp về nghị lực sống, lan toả thông điệp tươi đẹp trong cộng đồng.

"Quí Mù" - Người tiên phong

Ðang học lớp 10 thì bỗng dưng rơi vào cảnh mù loà, cuộc sống anh Cao Thanh Quí như đi vào ngõ cụt. Chạy chữa khắp nơi cũng chỉ nhận được cái lắc đầu của bác sĩ, do anh bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ cha mình. Không khuất phục số phận, anh tự hoạch định con đường đi tìm “ánh sáng”... Thế là, anh rời quê (Ðất Mũi, Ngọc Hiển) mò mẫm đi TP Hồ Chí Minh học massage, học chữ cho người mù, học vi tính… Cố gắng gấp trăm, gấp ngàn lần người bình thường, anh Quí coi biến cố là thử thách, và nếu không chiến thắng, cuộc đời sẽ mãi mãi là đêm tối.

Với anh Quí, lạc quan luôn là tài sản quan trọng nhất.

Như để minh chứng, anh Quí lấy trong túi chiếc điện thoại đã cài đặt phần mềm cho người mù, anh lướt điện thoại đọc văn bản, đọc tin tức, nghe nhạc, nhắn tin Zalo, lướt Facebook… “Tôi cũng đâu có lạc hậu hen!”, anh dí dỏm.

Anh Quí là một trong những người tiên phong đề đạt ý kiến thành lập hội người mù và giữ trách nhiệm Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Cà Mau; là chủ của một cơ sở massage người mù (xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, cạo gió… theo phương pháp cổ truyền) ở Phường 5, TP Cà Mau, với thu nhập mỗi tháng 5-6 triệu đồng. Anh có 2 con, đứa lớn đã vào năm nhất đại học, bé nhỏ đang học mẫu giáo. Hạnh phúc giản dị, nhưng với anh Quí, đó là cả một chặng đường đầy rẫy chông gai mà người ngoài khó có thể hình dung.

Khá nhiều người khiếm thị ban đầu mặc cảm, tự tin, sống khép mình, anh Quí đã lấy cuộc đời mình làm bằng chứng, khích lệ họ và truyền đạt những gì học hỏi được cho họ. Chính nhờ vậy, nhiều người vững niềm tin, ý chí, có nhiều ngón nghề để mưu sinh.

Chỉ riêng nghề massage, từ cơ sở nhỏ, đến nay anh Quí và các thành viên Hội Người mù đã phát triển thành 6 cơ sở đóng trên địa bàn thành phố, với thu nhập ổn định từ 3-4 triệu đồng/tháng. Anh còn phát huy vai trò chủ tịch hội, tìm kiếm mọi nguồn lực hỗ trợ đời sống cho anh em, để hội thực sự trở thành điểm tựa cho người mù.

“Tư Mù” tài hoa

Di chứng từ căn bệnh nặng năm lên 4 tuổi đã lấy đi ánh sáng đôi mắt của ông. Mặc dù phải chật vật với cuộc đời là mảng màu tối tăm, ông “Tư Mù” vẫn luôn nở nụ cười trên môi.

Ông tên thật là Hồ Văn Bỉ, hiện sống ở khu tái định cư thuộc ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Không chỉ có biệt tài đi biển mà người bình thường còn khó bì kịp, ông “Tư Mù” còn nhiều tài lẻ khác, từ đóng bàn ghế, tủ thờ, vót đũa đước, đẽo cán búa… Làm gì ông cũng thành thục, nếu thoạt nhìn chẳng ai biết ông là người của bóng tối hơn 60 năm qua.

Hôm chúng tôi đến thăm, ông Tư vừa đi biển về, bán được mấy ký ốc móng tay, với mớ sò vừa mò được, ông cười tươi rói.

Vừa trò chuyện, người đàn ông mù thoăn thoắt đẽo gọt thành hình cán búa bằng gỗ đước.

Bà Lê Thị Mỹ (vợ ông) khoe: “Ổng đâu chịu ở không. Ði biển về là đẽo mấy cái cán búa, cán vá, vót đũa để ai cần có bán liền. Ở xóm cần thợ mộc, ổng cũng đi làm tuốt luốt”.

“Nhờ siêng năng, chịu khó, ông Tư trở thành tấm gương sáng về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Những việc ông làm, nhiều người bình thường không theo được. Vừa qua, ông được trao tặng nhà Ðại đoàn kết, đây là sự cổ vũ, tiếp sức cho ông và gia đình nghị lực hơn”, bà Võ Thị Ngọc Hân, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Tân, cho hay. 

Kỹ sư máy tính Lê Chí Thắng

Do một cơn sốt bại liệt, anh Lê Chí Thắng (Khóm 2, Phường 1, TP Cà Mau) trở thành người khuyết tật nhưng bằng ý chí và nghị lực, anh trở thành kỹ sư công nghệ thông tin, mở được tiệm sửa chữa máy tính riêng tại gia đình, cuộc sống ổn định. Không chỉ thế, anh Thắng dù là người khuyết tật, nhưng đã nhận, đào tạo thành nghề cho nhiều học viên bình thường khác…

Ông Lê Danh Cương, cha anh Thắng, kể: “Hồi đó, khu vực này phức tạp lắm. Thằng Thắng còn nhỏ xíu, nhà bị ăn trộm đồ hoài, nó tức quá, lụi hụi làm cái thiết bị chống trộm bằng lon sữa bò”. Nhìn thấy tố chất của thằng con trai độc nhất ở nhà, ông Cương và vợ khuyến khích con cố gắng học tập. Anh Thắng không phụ lòng tin của gia đình, đã thành kỹ sư, có công ăn việc làm tại TP Hồ Chí Minh, nhưng sau đó lại quay về gia đình mở tiệm riêng. “Cha mẹ chỉ có tôi là con trai, mình về nhà làm có điều kiện chăm sóc ông bà”, anh Thắng chia sẻ. Trong câu chuyện, anh Thắng còn chia sẻ về tâm huyết của bản thân.

Hiện tại, với mức thu nhập ổn định từ tiệm sửa chữa máy tính, anh Thắng trở thành trụ cột kinh tế gia đình, có tổ ấm nhỏ với hạnh phúc tròn đầy. 

Ðó chỉ là ba trong số nhiều tấm gương toả sáng nghị lực sống. Những câu chuyện về ý chí, khát vọng, nghị lực vươn lên là sự tiếp sức cho những người khiếm khuyết khác thêm tin yêu và lạc quan trong cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tạo ra các giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Dù vậy, trên con đường đi đến bình đẳng và hoà nhập, họ vẫn chất chứa nhiều nỗi niềm của người trong cuộc...

 

Hải Nguyên - Băng Thanh

Bài 2: NỖI NIỀM NGƯỜI TRONG CUỘC

 

Thị trấn mang tên một dòng sông

Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài cuối: Cần giải pháp căn cơ

Sản phẩm OCOP và các dự án khởi nghiệp đang nhận được nhiều sự quan tâm. Nhằm hướng đến việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững, tỉnh đã xác định nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng hỗ trợ chủ thể OCOP từ việc hình thành, nâng hạng sản phẩm đến tiếp cận thị trường.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo

Giảm nghèo bền vững là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà tỉnh quan tâm hàng đầu và chỉ đạo sát sao trong những năm qua. Bằng những quyết sách thiết thực, sự huy động sức mạnh tổng hợp từ Mặt trận, đoàn thể, các cấp, các ngành, địa phương; bằng những giải pháp sinh kế hỗ trợ đúng, trúng, kịp thời, đã cơ bản giải được bài toán thoát nghèo và câu chuyện tái nghèo.

Ðể tái nghèo không còn là nỗi lo - Bài cuối: Tăng cường phối hợp, ngăn chặn tái nghèo

Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước; theo đó, tỉnh chỉ đạo kỳ quyết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức - Bài 2: Nhiều khó khăn của chủ thể

OCOP và khởi nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, và mỗi câu chuyện sản phẩm lại mang đến nhiều suy ngẫm cho cơ quan quản lý hỗ trợ vượt khó.

Phát triển sản phẩm OCOP - Cơ hội và thách thức

Thời gian qua, các ngành, các cấp chính quyền tỉnh Cà Mau triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ khởi nghiệp gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong phát triển sản phẩm OCOP và khởi nghiệp.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài cuối: Thầm lặng việc thiện nguyện

Gương mặt đôn hậu, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi là điều dễ tạo thiện cảm với bất cứ ai khi gặp cô Phạm Thị Ngọc Thảo, giáo viên Trường Tiểu học Phường 6/2, TP Cà Mau. Nhiều năm duy trì “Tủ bánh mì yêu thương”, lặng thầm trao hàng trăm món quà thiết thực tới những hoàn cảnh kém may mắn, cô Thảo cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được sẻ chia.

Tô thắm vườn hoa tử tế - Bài 2: Người gieo hạnh phúc

Mỗi ngày trôi qua, trên khắp quê hương Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương bình dị mà cao quý. Ðó là câu chuyện của người phụ nữ vượt qua nỗi đau của bản thân để dìu dắt những người khuyết tật hoà nhập cộng đồng, là câu chuyện của những cựu chiến binh giàu nghĩa cử cao đẹp... Họ thầm lặng đóng góp cho đời, gieo hạt giống yêu thương, điểm tô cho cuộc sống thêm những gam màu tươi sáng.

Tô thắm vườn hoa tử tế

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường nói, xã hội ta có rất nhiều những tấm gương người tốt, việc tốt. Họ có mặt khắp nơi, đó là những bông hoa đẹp trong rừng hoa đẹp. Ðiều đó được minh chứng ở Cà Mau, nơi tình đất - tình người bền chặt thuỷ chung, sâu nặng nghĩa tình. Trong hành trình phát triển quê hương, bằng những việc làm trượng nghĩa, người Cà Mau đã tô thắm thêm vườn hoa tử tế, làm lay động bao trái tim và lan toả giá trị sống tốt đẹp.

Cửa Lớn mở tương lai

Những năm 1990 của thế kỷ trước, mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được theo ghe bán hàng bông của ba má, xuôi ngược từ xứ ngọt Trần Văn Thời về đất mặn Ngọc Hiển xa xôi và lạ lẫm.