ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 06:38:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng lúa 4.0

Báo Cà Mau (CMO) Tất bật chuẩn bị khai trương Trung tâm Dịch vụ máy bay nông nghiệp vào tháng 12 này, lòng anh Trịnh Chí Thống (ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) khấp khởi. Hy vọng rằng khi trung tâm chính thức đi vào hoạt động sẽ gặp nhiều thuận lợi, quan trọng nhất là góp phần giúp việc trồng lúa tại quê nhà phát triển theo hướng hiện đại.

Đời ông, đời cha là nông dân rặt, no bụng, được học hành tử tế đều nhờ những hạt lúa mà nên. Bởi thế, anh Thống hiểu rõ để có được chén cơm no lòng, ông cha mình và bao nông dân đâu chỉ đổ mồ hôi mà còn đánh đổi cả sức khoẻ khi phải sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại như cơm bữa. Làm sao để nghề trồng lúa của gia đình, của bà con bớt cơ cực, không nguy hại đến sức khoẻ bản thân là điều anh Thống trăn trở mãi.

Những ngày tháng phải “đứng yên một chỗ” vì dịch Covid-19 tái bùng phát, anh Thống có thời gian tìm hiểu các mô hình kinh tế trên Internet. Cơ duyên biết đến dịch vụ máy bay nông nghiệp cũng từ đó mà ra. Thấy dịch vụ này phát triển khá nhiều ở các tỉnh khác trong những năm gần đây, riêng đối với vùng đất Cà Mau còn mới lạ. Ðây cũng chính là lời giải cho việc giúp nông dân trồng lúa mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Tuy không được hướng dẫn trực tiếp, chỉ tự học qua Internet nhưng anh Thống quyết tâm đầu tư số vốn 700 triệu đồng để bắt đầu làm kinh tế theo hướng dịch vụ máy bay nông nghiệp, khi được sự hậu thuẫn của gia đình từ cuối năm 2021.

Sử dụng máy bay nông nghiệp vừa giúp sản xuất lúa đạt hiệu quả, vừa bảo vệ sức khoẻ nông dân.

“Mình nghĩ, thời đại công nghệ thông tin, 4.0 rồi thì thanh niên trẻ phải tiếp cận, không được thụt lùi. Các dòng máy ra đời trước đó như T10, 15, 20 chỉ giải quyết được việc xịt phân, thuốc nên mình sắm dòng T30 hiện đại, mới có trong vùng, giải quyết được cả việc sạ lúa cho bà con. Huyện Trần Văn Thời là thủ phủ lúa của cả tỉnh. Ngành trồng lúa là hướng đi lâu dài. Vì vậy, khi chọn tiếp cận công nghệ theo hướng dịch vụ nông nghiệp, tôi tin sẽ bền vững và nhất định thành công”, anh Thống trải lòng.

Cái gì mới mẻ cũng có khó khăn, cản trở nhất định. Nhất là để nông dân thay đổi tư duy từ canh tác thủ công, bón phân, xịt thuốc hay xuống giống không thể ngày một ngày hai. Nhưng, khi thấy được lợi ích, bà con nông dân cũng sẽ dễ dàng thay đổi. Vậy là, để tiếp cận khách hàng, anh Thống đưa dịch vụ máy bay nông nghiệp trong việc canh tác ruộng của gia đình. Hàng xóm thấy hay hay, tìm hiểu, ứng dụng thử, người này truyền miệng người kia, dần dà khách hàng của anh Thống đông hơn.

Bắt được nhịp, đầu năm nay, anh Thống đầu tư tiếp máy thứ hai để tiện phục vụ sản xuất của bà con. “Làm dịch vụ máy bay này, 1 năm chỉ nghỉ có 3 tháng. Ngoài phục vụ cho việc sạ lúa, xịt thuốc, bón phân thì bà con cũng thuê để xịt cỏ. Giá dịch vụ thì tuỳ theo loại hình, như bón phân thì 100.000 đồng/bao, xịt thuốc thì 250.000-300.000 đồng/bình, sạ lúa thì 4.000-5.000 đồng/kg”, anh Thống cho biết.

Ngoài việc có người thân phụ giúp, anh Thống còn tạo việc làm cho 5 lao động nhàn rỗi ở ấp và vùng lân cận. “Lao động làm cho mình thì thu nhập bình quân 500.000 đồng/ngày. Còn cá nhân mình thì trừ chi phí ngày thu nhập tầm vài triệu đồng”, anh Thống chia sẻ.

Qua 1 năm đầu tư máy bay nông nghiệp, theo anh Thống, điều đáng mừng là nông dân đã dần biết đến, chịu thay đổi tư duy trong sản xuất. “Riêng diện tích sạ lúa bằng máy khoảng 2.000 công đất, còn diện tích thuê bón phân, thuốc thì nhiều khắp trong huyện. Hiện tại không đủ để làm cho bà con”, anh Thống bộc bạch.

Ông Nguyễn Hoàng Bao (ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời) cũng biết đến và bắt đầu sử dụng dịch vụ máy bay nông nghiệp trong canh tác lúa được 3 vụ mùa. Theo ông Bao, sử dụng máy bay nông nghiệp trong bón phân, xịt thuốc, xịt cỏ nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả và bảo vệ được sức khoẻ nông dân.

Làm dược sĩ, quản lý kinh doanh xăng dầu của gia đình, công việc bận rộn nhưng anh Thống còn mở Trung tâm Dịch vụ máy bay nông nghiệp khi được sự hỗ trợ từ Tập đoàn AGRICULTURE. Bởi, với anh, giúp nghề trồng lúa quê nhà phát triển bền vững, hiện đại là trên hết. Anh bảo: “Ðể sửa máy móc phải đi tới tận Kiên Giang, mất nhiều ngày, tốn công tốn sức. Khi mở trung tâm này, sẽ tạo điều kiện để sửa chữa máy được nhanh chóng hơn khi có nhân viên kỹ thuật hỗ trợ, hướng tới phục vụ tốt hơn cho bà con trong sản xuất”.

Hướng tới anh Thống sẽ nâng cấp máy theo nhu cầu canh tác của bà con nông dân. Anh Thống vững tin rằng: “Không bao lâu nữa, mô hình này sẽ chiếm lĩnh trong canh tác lúa”. Chính những người dám nghĩ, dám làm như anh Thống đã góp phần nâng tầm nghề trồng lúa quê nhà, làm mới hình ảnh nông dân thời đại mới./.

 

Ngọc Minh

 

Liên kết hữu ích
Tham khảo Công nghệ mới

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.