ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:17:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tuổi cao gương sáng

Báo Cà Mau Sức hút mạnh mẽ từ phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng” thời gian qua luôn được hội viên người cao tuổi TP Cà Mau tích cực hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương người cao tuổi tích cực tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và giúp ích cho xã hội. Ông Lâm Anh Lữ, hội viên Hội Người cao tuổi Khóm 6, Phường 1 là một điển hình như thế.

Sức hút mạnh mẽ từ phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng” thời gian qua luôn được hội viên người cao tuổi TP Cà Mau tích cực hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện nhiều tấm gương người cao tuổi tích cực tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và giúp ích cho xã hội. Ông  Lâm Anh Lữ, hội viên Hội Người cao tuổi Khóm 6, Phường 1 là một điển hình như thế.

70 tuổi, ở vào lớp tuổi “xưa nay hiếm”, ông Lâm Anh Lữ luôn được mọi người ở địa phương kính nể bởi đức tính cần cù, siêng năng trong phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Tuy không xuất thân trong gia đình nông dân nhưng những tháng ngày thoát ly theo cách mạng, ông Lữ và đồng đội có dịp cùng ăn, cùng ở với người dân. Từ đó, ông càng hiểu và trân trọng từng hạt gạo, bó rau mà người dân làm ra. Vì vậy, sau khi về hưu, ông Lữ quyết tâm cải tạo mảnh vườn thành mô hình V.A.C khép kín.

Nuôi cá, trồng rau ngoài mang lại giá trị kinh tế còn là thú vui của ông Lâm Anh Lữ.

Trên diện tích gần 4.000 m2 đất, ông cải tạo thành từng khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loài thuỷ sinh.

Thành công trong các mô hình phát triển kinh tế của ông Lữ phải kể đến mô hình nuôi heo rừng. Từ một vài con heo giống nuôi thử nghiệm ban đầu, sau 4 năm, đàn heo rừng trong chuồng của gia đình ông có trên 20 con, trong đó, có nhiều con đang sinh sản. Với cách lấy ngắn nuôi dài, ông Lữ tận dụng toàn bộ diện tích mặt nước để trồng rau muống làm thức ăn cho heo rừng.

Theo chia sẻ của ông Lữ, heo rừng rất dễ nuôi, ít bệnh, ít tốn công chăm sóc mà lợi nhuận lại cao. Khoảng 6 tháng, ông xuất bán 10 con heo rừng, trừ chi phí ông lãi trên 10 triệu đồng.

Bên cạnh phát triển kinh tế, ông Lữ rất ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thả hàng ngàn con cá trê phi để tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi.

Ông Lâm Anh Lữ chia sẻ: "Người nông dân mà trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều vật nuôi thì nó hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ như nuôi heo rừng, nuôi ếch thì phân của chúng làm thức ăn cho cá. Do đó, môi trường không bị ô nhiễm mà người nuôi còn tiết kiệm được chi phí".

Cùng với nuôi heo rừng, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh Lâm Anh Lữ còn đầu tư nuôi ba ba, ếch, cá tra. Ðể tiết kiệm tối đa chi phí chăn nuôi, hằng ngày ông Lữ đến các điểm chợ thu gom đầu, ruột cá về cho cá tra ăn. Ông cũng tận dụng nguồn cá phi trong vuông làm thức ăn cho ba ba và ếch.

Bằng cách lấy công làm lời nên hằng năm ông Lữ thu về từ mô hình đa cây, đa con hàng trăm triệu đồng.

Cùng với việc phát triển kinh tế, ông Lữ còn góp phần gìn giữ và phát triển tiếng nói, chữ viết của người Hoa. Với cương vị là Giám đốc Trung tâm Hoa văn, nhiều năm nay, mỗi buổi tối, ông đều đặn đến trung tâm để theo dõi, quản lý hoạt động dạy và học.

Ông Lê Minh Thăng, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Phường 1, tấm tắc mỗi khi nhắc đến hội viên Lâm Anh Lữ: "Thời chiến ông Lữ là người lính Cụ Hồ kiên trung với Ðảng, với dân và giữ nhiều cương vị quan trọng. Thời bình, ông lại hăng hái cống hiến cho xã hội, tích cực lao động sản xuất".

Ngoài xã hội là vậy, còn trong gia đình, ông Lữ là người chồng, người cha, người ông gương mẫu, luôn nhắc nhở con cháu làm giàu bằng sức lao động, sống có nghĩa có tình...

Ông nói: "Với vai trò người cao tuổi, tôi sẽ đóng góp nhiều công sức cho các hoạt động an sinh xã hội, cũng như giáo dục con cháu sống có ích cho xã hội".

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, đến nay, đời sống của gia đình ông Lữ có của ăn của để, các con có việc làm ổn định. Bản thân ông được trao tặng nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen quý giá. Ông Lâm Anh Lữ xứng đáng là tấm gương “tuổi cao gương sáng” để mọi người cùng học hỏi, làm theo./.

Bài và ảnh: Bích Lệ

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.