ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 13:18:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đòn bẩy thúc đẩy sinh kế bền vững

Báo Cà Mau Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân. Việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn này không chỉ giúp người dân có thêm điều kiện ổn định kinh tế gia đình, tạo việc làm, mà còn góp phần thúc đẩy sinh kế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.

Theo NHCSXH, đến nay, tổng doanh số cho vay đạt 640 tỷ đồng với gần 15.000 lượt khách hàng được tiếp cận vốn vay. Doanh số thu nợ cùng kỳ đạt 419 tỷ đồng. Tổng dư nợ hiện tại là 4.633 tỷ đồng, tăng 220 tỷ đồng so với cuối năm 2024, đạt 81% kế hoạch tăng trưởng dư nợ được giao. Những con số này cho thấy sự đồng hành hiệu quả của NHCSXH trong việc hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và ổn định thu nhập cho người dân.

Hiện có hơn 134.000 khách hàng đang còn dư nợ tại ngân hàng, với mức dư nợ bình quân đạt khoảng 34 triệu đồng/người. Mức cho vay trung bình hiện gần 43 triệu đồng/người, tăng hơn 2,5 triệu đồng so với cuối năm trước. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy nguồn vốn chính sách ngày càng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khó khăn khác.

Người dân xã Năm Căn vay vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Phạm Công Kha, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Cái Nước, cho biết: "Địa phương là một trong những nơi có nguồn vốn uỷ thác cao, đạt hơn 5,9 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã kịp thời hỗ trợ cho người dân có vốn để giải quyết việc làm, một nhu cầu rất thiết thực hiện nay”.

Thực tế cho thấy, trong khi các chương trình vay vốn từ Trung ương chủ yếu tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và vệ sinh môi trường nông thôn, thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương lại giúp đáp ứng thêm nhu cầu vốn cho các đối tượng khác. Đặc biệt là trong lĩnh vực tạo việc làm, giúp người dân mở rộng sản xuất, ổn định cuộc sống. Qua đó, giúp chính quyền địa phương chủ động, linh hoạt trong việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Thanh Đồng, Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh nhận định: "Từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội thì việc huy động và sử dụng nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương qua NHCSXH đã có những thay đổi tích cực. Đến nay, tổng vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương tại tỉnh đã lên đến 367 tỷ đồng. Con số này cho thấy sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với công tác giảm nghèo và nâng cao đời sống Nhân dân".

Riêng trong năm 2025, tỉnh đã bổ sung thêm hơn 61 tỷ đồng để tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Với nguồn vốn này, người dân không chỉ có thêm điều kiện để sản xuất, chăn nuôi mà còn có thể vay vốn cho con em đi học, xây dựng nhà ở, đầu tư công trình nước sạch và thậm chí là còn được vay vốn để xuất khẩu lao động.

Nguồn vốn từ ngân sách địa phương không chỉ có giá trị về mặt tài chính, mà còn tạo nên hiệu ứng tích cực trong xã hội, giúp hạn chế tình trạng vay nóng, tín dụng đen. Đồng thời củng cố niềm tin của người dân vào chính sách của Đảng, Nhà nước.

Nhiều thanh niên xã Hồ Thị Kỷ được vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

Tỷ lệ tăng trưởng vốn uỷ thác hằng năm của tỉnh luôn vượt kế hoạch được giao. Trong giai đoạn 2021–2025, tỉnh đặt mục tiêu mỗi năm bố trí ít nhất 05 tỷ đồng để bổ sung vào nguồn vốn này. Tỉnh cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương sẽ chiếm 15% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh. Đây là một hướng đi rõ ràng, thể hiện quyết tâm đồng hành cùng người dân, đặc biệt là người nghèo trong quá trình phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Thanh Đồng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội. Chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao và bố trí nguồn lực ổn định. Đồng thời, NHCSXH cần tiếp tục cải tiến quy trình thủ tục, ứng dụng công nghệ và công khai minh bạch việc giải ngân để phục vụ người dân tốt hơn.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa HĐND tỉnh, các sở ngành và đoàn thể chính trị-xã hội sẽ là yếu tố quan trọng giúp nguồn vốn chính sách tiếp tục phát huy vai trò là một trong những công cụ thiết thực, hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

Hồng Phượng

 

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.