ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 6-2-25 20:40:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Về Cà Mau ăn cá nâu kho trái giác

Báo Cà Mau Một anh bạn thân ở Cà Mau một hôm điện thoại lên thành phố rủ: “Ðến mùa cá nâu rồi đó, rảnh hông, xuống quê mình chơi, tôi sẽ đãi bồ một món ăn “cây nhà lá vườn” vô cùng hấp dẫn, đảm bảo không đụng hàng. Nhớ xuống nghen, tôi đợi, nếu để qua mùa thì không có đó!”. Nghe bạn nói với vẻ bí mật khiến sự tò mò trong tôi càng thôi thúc. Thế là, cuối tuần, tôi lên xe về quê bạn ngay.

Một anh bạn thân ở Cà Mau một hôm điện thoại lên thành phố rủ: “Ðến mùa cá nâu rồi đó, rảnh hông, xuống quê mình chơi, tôi sẽ đãi bồ một món ăn “cây nhà lá vườn” vô cùng hấp dẫn, đảm bảo không đụng hàng. Nhớ xuống nghen, tôi đợi, nếu để qua mùa thì không có đó!”. Nghe bạn nói với vẻ bí mật khiến sự tò mò trong tôi càng thôi thúc. Thế là, cuối tuần, tôi lên xe về quê bạn ngay.

 Ðến nơi, tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự xong, bạn cho biết món ăn sẽ chiêu đãi tôi hôm nay là cá nâu kho trái giác. 

Xuống tận nơi bếp, thấy bạn đã chuẩn bị sẵn các nguyên liệu trong hai rổ. Rổ thứ nhất đựng con cá nâu mình tròn dẹt, da màu vàng nhạt, trên mình có những đốm đen tròn, trọng lượng khoảng  nửa ký, nhảy lách tách trong rổ. Rổ thứ hai đựng những chùm trái tròn, màu xanh nhạt như chùm nho nhí” mà tôi chưa từng được thấy bao giờ!

Ảnh internet

Thấy tôi trố mắt ngạc nhiên, bạn “nhón” tay vào rổ lấy chùm giơ lên nói: “Ðây là trái giác - đặc sản của Cà Mau - trái của loại dây leo hoang dã thường quấn quanh các lùm cây trong rừng, ven sông rạch ở miền Tây (có rất nhiều ở Cà Mau). Trái giác sống có màu xanh, chín có màu đen thẫm, bên trong có màu tím như trái mồng tơi. Trái già vị chua, ngọt thanh. Vị chua “rất đặc trưng” nầy là thứ gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân vùng U Minh. Ngoài việc dùng làm gia vị, trái giác còn được người dân nơi đây sản xuất (bằng cách lên men vi sinh) thành một loại rượu nổi tiếng là “rượu trái giác”.

Sau khi kể dông dài về loại trái dân dã này, bạn xắn tay vào bếp chế biến món ăn, còn tôi phụ việc lặt vặt.

Con cá nâu được bạn làm sạch, ướp nước màu, gia vị khoảng 5-10 phút, sau đó cho lên bếp để lửa vừa, trở bề cho cá thấm gia vị, thêm một ít nước vừa đủ, cho trái giác vào, để lửa riu. Sau 15-20 phút, cá chín, thêm một muỗng dầu ăn, hành lá, tiêu, ớt vào.

Thật tuyệt vời, trong buổi chiều tà, gió hây hẩy thổi nơi bờ sông, bạn cùng tôi ngồi “đối ẩm” bên mâm cơm dọn trước sân nhà với món ăn dân dã cá nâu kho trái giác thơm lừng, đầy hấp dẫn! Dùng đũa gắp miếng thịt cá nâu đưa lên miệng nhai chầm chậm, vị ngọt, dai, béo của cá nâu, hoà lẫn vị chua thanh rất “đặc trưng” của trái giác như đánh thức mọi giác quan. Thêm một cốc rượu trái giác vào nữa để trung hoà độ đạm, khiến cho câu chuyện càng thêm râm ran, bất tận xoay quanh về đề tài trái giác - loại gia vị đặc trưng của nơi “cùng trời cuối đất” này!...

Thanh Tâm

Những người “dệt” mùa xuân

Ðối với văn nghệ sĩ, mùa xuân vốn là đề tài vô tận. Qua cảm xúc của mình, họ đã "dệt" nên những sắc xuân rực rỡ, đầy sức sống và rất riêng trong các tác phẩm thi ca, nhạc hoạ.

Mâm cơm ngày Tết

Quê tôi ở Bạc Liêu, giáp bán đảo Cà Mau của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tôi thấy mâm cơm ngày Tết quê mình cứ hằn sâu trong tâm khảm, đi đâu, làm gì cũng nhớ khi mấy ngọn gió chớm xuân len lỏi kéo về.

Về nơi phù sa

Mẫn nói với tôi, trong người thấy âm u quá, muốn đi đâu đó xa xa "chữa lành". Người đầu tiên nó nghĩ đến là tôi, bởi trong đầu đã ghim sâu cái ấn tượng “nghe nói Cà Mau xa lắm”. Tôi và Mẫn học cùng khoá ngành du lịch, sau khi tốt nghiệp thì cùng vào làm một công ty lữ hành. Cho đến thời điểm dịch bùng phát, mọi thứ đảo lộn. Tôi nghiệm ra chân lý, không đâu bằng quê mình, thế là về Cà Mau phụ tía má làm điểm homestay nho nhỏ. Còn Mẫn vẫn mải miết với những chuyến đi.

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Khơi nguồn cảm hứng

Trong thế giới đầy biến động của nghệ thuật, có những nghệ sĩ không chỉ chinh phục trái tim công chúng bằng những tác phẩm tuyệt vời mà còn góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Một trong số đó là Hoạ sĩ Lý Cao Tấn.

Khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ

Sáng 26/1, tại sân quần vợt Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch khai mạc Hội thi lân - sư - rồng và biểu diễn võ thuật mừng xuân Ất Tỵ năm 2025. Đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, TP Cà Mau, các doanh nghiệp, các đội lân sư rồng, các câu lạc bộ võ thuật trong tỉnh và hơn 800 người dân đến xem và cổ vũ.

Bé vui Tết xưa

Những ngày giáp tết Nguyên đán, tại các trường mầm non, không gian ngập tràn sắc xuân với hình ảnh đặc trưng của phiên chợ quê như: thúng, nia, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, cành mai, cành đào, câu đối đỏ...

Xuân Quê hương 2025-Gắn kết kiều bào với nhân dân trong nước

Tối 19/1, Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt Xuân Quê hương 2025 với chủ đề “Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" - chương trình thường niên thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trên toàn thế giới đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Danh hài Hồng Tơ - Nhớ thời hoàng kim tấu hài Tết

Danh hài Hồng Tơ không giấu sự tiếc nuối khi thời hoàng kim của tấu hài qua đi, khiến cái Tết cũng đôi phần vơi bớt không khí rộn ràng.

KHI THÁNG CHẠP VỀ

Ai thả chút nắng mềm lên tháng Chạp Mà ngày như chìm giữa khoảng trời đông Sương sớm vẫn ngủ vùi trong ngọn bấc Cho người còn khoe áo lạnh cuối năm