ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 5-5-25 18:24:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Báu vật" của gia đình

Báo Cà Mau Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Câu chuyện về cụ Nguyễn Văn Lỳ được tái hiện, trong dịp tình cờ người viết được ghé nhà ông Nguyễn Thanh Phong, cùng ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp. Giải đáp những thắc mắc của ông Sử khi nhìn thấy nhiều huân chương treo cạnh bàn thờ, ông Ba Phong đem ra những quyết định khen thưởng huân chương, được cất cẩn thận trong tủ.

Từng tấm giấy nhuốm màu thời gian, nét chữ có chỗ phai mờ nhưng vẫn hiện rõ dấu bút ký do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp trao tặng, vào các năm 1958, 1962, 1968.

Những thành tích đóng góp của Ðại uý, Bác sĩ Nguyễn Văn Lỳ là niềm tự hào của gia đình.

Những thành tích đóng góp của Ðại uý, Bác sĩ Nguyễn Văn Lỳ là niềm tự hào của gia đình.

Ðầy tự hào khi nhắc nhớ, ông Ba Phong kể: “Cha tôi tên thật là Nguyễn Văn Lỳ, sinh năm 1926, quê gốc huyện Thới Bình. Gia đình có truyền thống cách mạng nên từ nhỏ cha tôi đã tham gia kháng chiến tại địa phương. Ðến năm 1954, ông là một trong số thanh niên tại Cà Mau tham gia chuyến tàu tập kết ra Bắc, đó là vinh dự của gia đình. Lúc bấy giờ, cha đã cưới má, có với nhau 2 đứa con và má còn đang mang bầu hơn 2 tháng. Theo lời kể của má, từ khi lên tàu ra Bắc, cha tôi không còn liên lạc, cũng không biết còn sống hay đã mất”.

Những tưởng từ sau cuộc chia tay tiễn ông Lỳ trong chuyến tàu năm ấy, gia đình không còn được gặp lại, nhưng đến khoảng năm 1971, nhận được tin ông Lỳ đã trở về, niềm vui vỡ oà khi gia đình biết được ông vẫn còn sống và đang hoạt động cách mạng trong căn cứ. Khoảnh khắc được gặp cha lần đầu tiên nửa mừng, nửa tủi, đến giờ ông Ba Phong vẫn còn nhớ như in.

Ông Nguyễn Thanh Phong cẩn thận gìn giữ thành tích của cha suốt mấy chục năm qua.

Ông Nguyễn Thanh Phong cẩn thận gìn giữ thành tích của cha suốt mấy chục năm qua.

“Má kể, lúc cha đi, tôi mới tròn 2 tuổi. Lúc ông trở về, tôi đã 22 tuổi, đó là lần đầu tiên tôi biết mặt và gọi ông bằng cha. Tôi nhớ như in khi ấy má đưa tôi vào căn cứ bộ đội đóng quân ở Cái Sắn, nhưng đi rất gấp và bí mật. Cuộc gặp gỡ không đầy 1 tiếng đồng hồ nhưng tôi biết cha tôi làm bác sĩ và phục vụ chữa trị cho bộ đội”, ông Ba Phong xúc động kể.

Sau khi trở về địa phương, Bác sĩ Nguyễn Văn Lỳ lúc ấy tiếp tục tham gia công tác trong bệnh xá tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang; khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, là Trưởng khoa Nội, Bệnh viện 121 Cần Thơ với quân hàm Ðại uý; năm 1987 nghỉ hưu và sau đó mất tại quê nhà.

Với nhiều thành tích đóng góp trong quá trình hoạt động cách mạng, năm 1958, với cấp bậc Tiểu đội trưởng, ông Nguyễn Văn Lỳ được Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trao tặng Huân chương Chiến thắng hạng Ba; từ năm 1962-1968, vinh dự 3 lần được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký trao thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (Nhất, Nhì, Ba) vì đã có thành tích phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam... Ðây là một vài trong số rất nhiều phần thưởng cao quý mà cụ Nguyễn Văn Lỳ được Ðảng, Nhà nước trao tặng, vì những cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các quyết định thưởng huân, huy chương bản gốc được trao lại cho Bảo tàng tỉnh Cà Mau lưu giữ.

Các quyết định thưởng huân, huy chương bản gốc được trao lại cho Bảo tàng tỉnh Cà Mau lưu giữ.

Ðược nghe chia sẻ về cuộc đời hoạt động cách mạng, thành tích của cụ Lỳ, ông Phạm Quốc Sử ngỏ ý với gia đình nên trao tặng những huân, huy chương này lại cho Bảo tàng để trưng bày, bảo quản, nhằm lưu giữ hiện vật quý, có giá trị lịch sử cho thế hệ mai sau.

"Khi nghe ông Sử giải thích rằng thành tích được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ðại tướng Võ Nguyễn Giáp trao tặng là hết sức cao quý, nên gia đình tôi đồng thuận trao tặng Bảo tàng tỉnh Cà Mau lưu giữ. Tuy trao tặng hơi trễ, nhưng đối với gia đình, đó là niềm tự hào, vinh dự khi những chiến công, thành tích của cha tôi được tiếp tục lưu truyền, bảo quản. Tôi mong muốn những thành tích, cống hiến của cha tôi trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc được con cháu đời sau biết đến, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau”, ông Ba Phong chia sẻ.

Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Chúng tôi hết sức tự hào, vinh dự khi quê hương Thới Bình có những người con ưu tú, đóng góp nhiều thành tích cao quý trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Ðặc biệt là trường hợp cụ Nguyễn Văn Lỳ, những tấm huân chương ghi nhận chiến công được trao tặng Bảo tàng tỉnh trưng bày, lưu giữ, là tự hào không chỉ riêng gia đình, mà còn là vinh dự chung của huyện. Tiếp bước truyền thống của các thế hệ cha ông, chúng tôi quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội cũng như giữ vững quốc phòng - an ninh tại địa phương. Chúng tôi sẽ chăm lo hơn nữa đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, để vẹn tròn đạo lý "Uống nước nhớ nguồn"".

 

Hằng My

 

Tròn 50 năm tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phóng Cà Mau

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam, bắt đầu từ Chiến dịch Tây Nguyên đầu tháng 3/1975. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975 theo tinh thần “Tấn công thần tốc như Nguyễn Huệ” mà đồng chí Lê Duẩn nói trong Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Ðảng.

50 năm nhớ ngày lịch sử vẻ vang

50 năm tôi được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no như ngày hôm nay.

Kỷ niệm về anh

Sau ngày đất nước toàn thắng và thống nhất, tôi từ miền Trung được chuyển về quê công tác. Mấy ngày ngồi trên xe đò từ Cố đô Huế trở về, trong đầu tôi hình dung biết bao hình ảnh về sự đổi thay của thị xã Cà Mau mà ngày tôi ra đi hơn 20 năm trước còn là một thị trấn khiêm tốn nằm ở tận cùng phương Nam Tổ quốc.

Món quà ký ức

Trong căn nhà đơn sơ trên đường Lý Văn Lâm (Phường 1, TP Cà Mau), cựu chiến binh (CCB) Lâm Anh Lữ cầm trên tay cuốn “Kỷ yếu Ban Liên lạc Thị đội Cà Mau và Huyện đội Châu Thành” vừa in xong, mắt ánh lên niềm vui và xúc động: “Cuối cùng thì cũng hoàn thành. Mừng lắm!”. Gương mặt rạng ngời, tay ông run run lật từng trang sách còn thơm nồng mùi giấy mới...

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.

Tự hào lịch sử, khơi mở tương lai

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta, cả dân tộc đã làm nên Ðại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðây là mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, như Văn kiện Ðại hội lần thứ IV của Ðảng (1977) tổng kết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.