ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 2-1-25 23:35:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Báo Cà Mau Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Cán bộ, công chức Phòng thanh tra kiểm tra 2, Cục Thuế tỉnh taưng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Thực hiện Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử; Thông tư 01/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động; Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Thuế, UBND tỉnh, Cục Thuế đã chủ động phối hợp với các sở, ban ngành của tỉnh trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), trong đó, có Sở Công thương, Sở Thông tin - Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại, Công an tỉnh…

Ông Châu Vĩnh Thuận, Cục Trưởng Cục thuế tỉnh cho biết: “Đã qua, thực hiện pháp luật về TMĐT, các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương, Cục thuế tỉnh đã phối hợp với Sở Công thương nắm thông tin về những người sở hữu Website TMĐT bán hàng (những người tự thiết lập Website TMĐT để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình); những Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT, Thiết lập website TMĐT để cung cấp môi trường cho các hoạt động; Người mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động TMĐT”.

Ngành Thuế tỉnh còn đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế về tài khoản ngân hàng, sao kê tài khoản ngân hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT để cơ quan Thuế xác định thu nhập, xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. (Ảnh minh hoạ)

Song song với đó, đơn vị còn phối hợp với Sở TT&TT để nắm thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên mạng; các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới.

Đồng thời, ngành thuế tỉnh còn phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế về tài khoản ngân hàng, sao kê tài khoản ngân hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT để cơ quan Thuế xác định thu nhập, xác định nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. Theo đó, phối hợp với cơ quan Công an trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh TMĐT không kê khai, nộp thuế, không đến làm việc theo thông báo của cơ quan Thuế, sau khi hoạt động TMĐT không còn cư ngụ tại địa phương; phối hợp rà soát cá nhân tại địa bàn có hoạt động livestream bán hàng không đăng ký thuế…

Theo ghi nhận kết quả công tác phối hợp quản lý hoạt động TMĐT đến thời điểm này cho thấy, qua rà soát trên 2 Sàn TMĐT của tỉnh, tổng giá trị giao dịch trong năm 2023 và Quý 1/2024 là 323 triệu đồng (với 3.220 lượt giao dịch). Rà soát trên các Sàn TMĐT khác bằng cách tra cứu Ứng dụng kho cơ sở dữ liệu tập trung ngành Thuế (Data warehuose) của Tổng cục Thuế. Kết quả cho thấy, năm 2022, giá trị tổ chức, cá nhân giao dịch thành công trên 11,2 tỷ đồng, với 60.845 lượt giao dịch; Năm 2023, gần 94 tỷ đồng (với 63.354 lượt giao dịch). Theo đó, Các Phòng thanh tra - kiểm tra, Quản lý hộ cá nhân kinh doanh và thu khác và các Chi cục Thuế khu vực đang rà soát, kiểm tra, xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân trên.

Đối với quản lý cá nhân, hộ kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội (facebook, zalo…), qua rà soát có 14 hộ, doanh số gần 7,8 tỷ đồng, số thuế 117 triệu đồng; Quản lý tổ chức vận tải, giao hàng TMĐT, có 01 tổ chức, doanh số trên 8,5 tỷ đồng, số thuế 402 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Châu Vĩnh Thuận chia sẻ, trong công tác phối hợp mặc dù gặp nhiều thuận lợi từ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND tỉnh, các đơn vị nhiệt tình phối hợp. Song, hiện tại công tác phối hợp quản lý cá nhân tại địa bàn có hoạt động livestream bán hàng không đăng ký thuế đang là vấn đề khó khăn nhất. Bởi công tác rà soát các cá nhân hoạt động bán hàng trên Zalo, Facebook, livestream hiệu quả không cao, do đa số thông tin của cá nhân không đúng thực tế, không xác định được địa chỉ kinh doanh,…đòi hỏi phải có thời gian theo dõi, thâm nhập vào Zalo, Facebook của cá nhân, của nhóm mới có thể xác định được địa điểm kinh doanh; khó khăn này nằm ngoài khả năng của cơ quan Thuế.

Song, Cục thuế sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là cơ quan Công an, Cục Quản lý thị trường, chọn một số đối tượng bán hàng trên Zalo, Facebook, livestream có nghi vấn tiến hành rà soát địa bàn, xác minh, phối hợp đoàn kiểm liên ngành kiểm tra. Sau khi có thông tin đầy đủ về cá nhân kinh doanh sẽ phối hợp với ngân hàng rà soát tài khoản ngân hàng, kiểm tra dòng tiền.

Theo Cục Thuế tỉnh, hiện tại công tác phối hợp quản lý cá nhân tại địa bàn có hoạt động livestream bán hàng không đăng ký thuế đang là vấn đề khó khăn nhất. (Ảnh minh hoạ)

Để công tác phối hợp, quản lý hoạt động TMĐT chặt chẽ hơn trong thời gian tới, ông Châu Vĩnh Thuận cho hay, trên tinh thần phối hợp đã qua, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung phối hợp với chính quyền địa phương, trong đó có cơ quan Công an rà soát cá nhân tại địa bàn có hoạt động livestream bán hàng không đăng ký thuế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác rà soát các hộ, cá nhân kinh doanh trên Sàn TMĐT, lựa chọn các hộ, cá nhân có thu nhập lớn xử lý theo đúng quy định pháp luật để tạo sự lan tỏa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, nâng cao vai trò công tác quản lý thuế.

Hồng Nhung

 

 

 

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.

Thúc đẩy hoạt động xuất bản phát triển nhanh, mạnh

Hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 6 công ty, doanh nghiệp in ấn cùng một số cơ sở in bao bì, nhãn hàng, thiệp mời, danh thiếp và các cơ sở photocopy; có 3 doanh nghiệp lớn về phát hành xuất bản phẩm. Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở này thực hiện nghiêm các quy định Luật Xuất bản. Ngành chức năng cũng tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động in, xuất bản, phát hành.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm

Tính đến hết ngày 13/9/2024, Đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã kiểm tra 68 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh. Nhìn chung năm nay các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tuân thủ các quy định pháp luật trong chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm

Xác định kiểm dịch động vật và kiểm soát giết mổ là biện pháp tích cực nhằm ngăn ngừa mầm bệnh phát tán, đảm bảo môi sinh, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và các quy định trong công tác phòng dịch bệnh rộng rãi đến các hộ chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến kinh doanh để các hộ chủ động trong công tác phòng ngừa.

Xuất bản phẩm điện tử - Xu thế của thời đại

Xuất bản phẩm điện tử (XBPĐT) là một phương thức của hoạt động xuất bản, đã và đang mở ra một thời cơ mới cho ngành xuất bản khi mà hoạt động xuất bản của hầu hết các nước trên thế giới không nằm ngoài thời đại số hoá.