Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.
- Keo lai vào vụ mới
- Phát triển du lịch dưới tán rừng
- Khởi đầu tốt đẹp cho phong trào trồng rừng
- Cách nào giữ được cây tràm?
Thời điểm hiện nay đang vào mùa thu hoạch gỗ, với giá tràm bình quân 50-70 triệu đồng/ha, giá keo lai 180-250 triệu đồng/ha (cùng chu kỳ 5 năm), giúp người dân, doanh nghiệp và người lao động có thêm thu nhập, việc làm trước thềm Tết đến, xuân về.
Thu hoạch keo lai. (Ảnh chụp tại xã Khánh An, huyện U Minh).
Người dân, thương lái dùng ghe vận chuyển gỗ tràm, hình ảnh quen thuộc vào mùa thu hoạch tràm ở U Minh.
Phân loại gỗ tràm, chuẩn bị đưa lên xe, xuất bán.
Giá gỗ keo lai hiện nay dao động ở mức 180-250 triệu đồng/ha (tuỳ mức đầu tư thâm canh của chủ rừng).
Bà con tận dụng đọt tràm, gốc tràm hầm than sử dụng trong gia đình và bán, tăng thêm thu nhập.
Loan Phương thực hiện