ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 15-12-24 14:33:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cách nào giữ được cây tràm?

Báo Cà Mau Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh, địa phương hiện đang quản lý rừng tập trung với diện tích trên 32.000 ha, tỷ lệ che phủ của rừng và cây phân tán đạt 45,78%, là điều kiện thuận lợi để bảo vệ và phát triển các loài động, thực vật dưới tán rừng. Hằng năm, diện tích rừng đưa vào khai thác từ 20.000-20.500 ha, khối lượng lâm sản cung cấp cho thị trường từ 195.000-250.000 m3 gỗ, củi.

Diện tích rừng đưa vào khai thác hằng năm không biến động, chỉ có thay đổi từ giống cây tràm sang cây keo lai. Ban đầu chỉ có vài hộ, đến thời điểm hiện tại thì trên 80% người dân dưới tán rừng của huyện U Minh chuyển qua trồng cây keo lai.

Cây keo lai đang ở “thời hoàng kim”.

Cây keo lai đang ở “thời hoàng kim”.

Ông Trần Công Mười, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, bộc bạch: “Ðịa phương vận động bà con trồng tỷ lệ 50/50 (một nửa diện tích trồng tràm, một nửa trồng keo lai), nhưng vì kinh tế mà đến thời điểm hiện tại, diện tích trồng keo lai chiếm tỷ lệ khá cao, diện tích trồng tràm thu hẹp nghiêm trọng”.

Gắn bó với vùng đất Khánh Thuận hơn 30 năm, chứng kiến những thăng thầm của cây tràm, ông Võ Văn Ðiền, Trưởng ban Mặt trận Ấp 17, xã Khánh Thuận, chia sẻ: “Ban đầu ấp có 104 hộ dân nhưng đến 70% là hộ nghèo. Bám víu cây tràm không thể đổi đời, người dân bắt đầu lên liếp trồng keo lai. Nhờ đó, dự kiến cuối năm 2024 ấp đăng ký xoá trắng hộ nghèo”.

Là địa phương có diện tích đất lâm phần lớn nhất của huyện U Minh, xã Nguyễn Phích đang đối mặt với vấn đề diện tích đất trồng tràm bị thu hẹp. Ông Nguyễn Thanh Ril, Phó chủ tịch UBND xã, chia sẻ: “Thời gian qua, vì nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên cây tràm nước hầu như không còn được trồng, mà thay vào đó là cây tràm Úc. Nhưng vài năm trở lại đây, cây keo lai lại chiếm ưu thế vì giá trị kinh tế và thời gian trồng ngắn hơn cây tràm nên người dân đổ xô trồng keo lai. Ðừng nói cây tràm nước, cây tràm Úc cũng dần mất đi ưu thế”.

Ông Mai Quốc Sự, Trưởng ấp 16, xã Nguyễn Phích, bùi ngùi: “Ấp vận động người dân trồng theo tỷ lệ 50/50, nhưng khó lắm, vì có nhiều hộ đất ít, trồng vậy thì không có lời. Theo tính toán, cùng một khoảng thời gian, người trồng keo lai thu nhập tầm 200 triệu đồng/ha, còn người trồng tràm chỉ thu nhập từ 40-50 triệu đồng/ha. Dù không nỡ, nhưng cứ sau mỗi vụ tràm thì người dân lại xuống giống keo lai. Tràm không có giá, không tìm được đầu ra thì người dân lại mang đi hầm than, nhưng than tràm cũng không có giá”.

Trên đất U Minh, giờ đây màu xanh của cây keo lai đã thay thế hoàn toàn cây tràm. Và dưới tán rừng, những ngôi nhà khang trang mái Thái mọc lên, minh chứng cho sự hưng thịnh của cây keo lai.

Cây tràm đang mất đi tính ưu việt vì thị trường tiêu thụ giảm nghiêm trọng. Ảnh tư liệu: HUỲNH LÂM

Cây tràm đang mất đi tính ưu việt vì thị trường tiêu thụ giảm nghiêm trọng. Ảnh tư liệu: HUỲNH LÂM

Chuyện tăng thu nhập từ cây keo lai đã rõ, song, điều quan tâm là vùng đất U Minh sẽ đối diện với nhiều cái khó nếu cây tràm ngày càng ít đi, nhất là trong việc bảo quản nguồn lợi cá đồng. Như ông Ðiền cho hay: “Dưới tán keo lai, các loại cá sống được là cá dầy và cá thát lát, còn những loài cá khác thì không sống được như dưới tán rừng tràm. Ðiều này rất khó trong việc bảo tồn và nhân rộng nguồn lợi cá đồng theo Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ”.

Xét ở góc độ kinh tế thì cây tràm đang mất ưu thế. Trong khi về yếu tố môi trường sinh thái thì cây tràm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của chúng ta. Chưa kể, cây tràm còn là cây truyền thống gắn với lịch sử phát triển của vùng đất này. Mỗi khi nhắc tới U Minh người ta thường nghĩ đến cây tràm vì “U Minh bốn bề là tràm”. Cứ thử hình dung nếu xứ này mất đi dáng vẻ của cây tràm thì có còn là xứ rừng U Minh? Chuyện giữ cây tràm, ai cũng đồng tình, nhưng giữ bằng cách nào thì vẫn còn bế tắc giải pháp.

Cây tràm có thể làm bột giấy, sản xuất đồ gia dụng xuất khẩu tương tự như cây keo lai. Nhưng thực tế hiện nay, tràm chủ yếu được trồng với mục đích lấy cừ nên nhược điểm là đường kính thân cây nhỏ, xẻ ván không hiệu quả. Vì vậy, khả năng sản xuất đồ gỗ gia dụng không nhiều, còn về sản xuất bột làm giấy thì bà con chỉ mới nghe chứ chưa đơn vị nào đặt hàng.

Ðể giữ cây tràm, thiết nghĩ, địa phương cần liên kết với các công ty chế biến, để từ đó có hướng sắp xếp, rà soát lại diện tích và sản lượng nguyên liệu trồng tràm; xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật quản lý phù hợp để cây tràm đạt tiêu chuẩn theo quy định về rừng để cơ quan chức năng xét cấp chứng chỉ rừng. Ðây là cơ sở pháp lý quan trọng xác nhận xuất xứ và chất lượng nguyên liệu nhằm giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu này có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường.

Nói như ông Ril: “Nếu cây tràm có nơi tiêu thụ ổn định thì bà con rất phấn khởi và việc vận động bà con trồng lại cây tràm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”./.

 

Kim Cương

 

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.

Bảo vệ thương hiệu cua Năm Căn

Ðược thiên nhiên ưu đãi, huyện Năm Căn có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, sự kết hợp hài hoà giữa rừng và biển khá đặc biệt so với các vùng khác; chính vì thế mà các sản phẩm đặc sản tại đây khó nơi nào sánh được về chất lượng như: tôm, sò, các loại cá..., đặc biệt là cua Năm Căn.

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và tạo điều kiện tốt hơn cho nữ nông dân

Chiều ngày 3/12, Bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6, Tổng vụ Hợp tác phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác Ban quản lý Dự án “Thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội và điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân và lao động thời vụ nông nghiệp trong chuỗi giá trị tôm và lúa gạo tại Việt Nam” có buổi làm việc với Hội nông dân tỉnh.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.