ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 20-7-24 06:17:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Báo Cà Mau Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Theo đó, diện tích nuôi tôm ổn định, kết hợp nuôi một số loài thuỷ sản khác có hiệu quả. Tổng sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm là 326.170 tấn, đạt 50,03% kế hoạch, tăng 1,56% so cùng kỳ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện nay 303.264 ha, sản lượng 205.300 tấn, đạt 49,47% so kế hoạch, tăng 0,64% so cùng kỳ.

Đến nay, toàn tỉnh có 142 sản phẩm OCOP của 68 chủ thể. Ước thực hiện đến cuối năm 2024, phát triển mới và tiêu chuẩn hoá ít nhất 40 sản phẩm; trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3-4 sao.

Quang cảnh hội nghị.

Hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế của ngành trong những tháng qua. Trong đó, tình hình bệnh trên tôm, cua vẫn còn xảy ra trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, mặc dù ngành chuyên môn tích cực hướng dẫn biện pháp xử lý nhằm giảm thiệt hại cho người nuôi, nhưng vẫn chưa có giải pháp phòng trị triệt để. Một số dự án giải ngân vốn đầu tư còn thấp so với kế hoạch. Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, liên kết giữa các chủ thể thiếu bền vững. Việc giải quyết một số tình huống phát sinh trong hoạt động quản lý ở một số đơn vị còn chưa kịp thời. Nhiều nhiệm vụ mặc dù đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng chuyển biến còn chậm, hiệu quả chưa cao. 

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Nguyên nhân hạn chế được ngành nhìn nhận là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường, tình hình nắng nóng, hạn hán diễn ra gay gắt, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, sạt lở đất, sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng các công trình giao thông, thuỷ lợi...

Những tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác IUU, chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC.

6 tháng cuối năm, ngành tập trung quyết liệt vào các nhiệm vụ trọng tâm: tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan và các địa phương tăng cường theo dõi, quản lý, bám sát vùng nuôi, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất. Tập trung thực hiện quyết liệt nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác IUU chuẩn bị cho đợt thanh tra lần thứ 5 của EC. Tiếp tục theo dõi diễn biến giá tôm, cảnh báo môi trường để kịp thời khuyến cáo người nuôi.

Đến nay, toàn tỉnh có 142 sản phẩm OCOP của 68 chủ thể.

Lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Trần Văn Thời nêu một số khó khăn của đơn vị: tàu hết hạn đăng ký, đăng kiểm khó kêu gọi đăng ký mới; việc thống kê sản lượng còn xót sản lượng; tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia vướng Luật đấu thầu; trong năm nay sẽ phấn đấu đạt thêm 3 xã nông thôn mới, huyện đã có 8/11 xã nông thôn mới. Khó khăn lớn trong sản xuất của huyện Trần Văn Thời là do ảnh hưởng của hạn hán, đặc biệt là những vùng trũng.

Tình hình xây dựng nông thôn mới được hội nghị đánh giá chậm, các ngành, địa phương cùng bàn giải pháp tháo gỡ.

Giống như huyện Trần Văn Thời, ngành nông nghiệp huyện Ngọc Hiển cũng gặp khó trong thống kê sản lượng khai thác, do tàu khai thác ít cặp vào cảng cá, các chủ tàu cho rằng chưa đủ hạ tầng để neo đậu, địa phương cũng gặp khó trong công tác này. Việc lấn chiếm xây dựng nhà trên đất rừng, nuôi tôm công nghiệp trên đất rừng… có chiều hướng tăng  mong sở có chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng này.

Các phòng nông nghiệp các địa phương đều phản ánh cái khó chung là thiếu vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, các xã NTM rớt chuẩn theo tiêu chí mới; khó khăn trong quản lý đội tàu khai thác, thống kê sản lượng khai thác…

Ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, nhấn mạnh: “Các chủ rừng cần phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng xây dựng nhà và nuôi tôm siêu thâm canh trái phép trên địa bàn, thực hiện đúng quy định và các cam kết quốc tế để phát huy lợi thế và tiềm năng vùng nuôi. Về công tác IUU, các phòng, đơn vị chuyên môn cần tiếp tục phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Phòng nông nghiệp huyện các huyện cần bám sát nhiệm vụ được giao và làm tham mưu cho lãnh đạo huyện cũng như tỉnh trong triển khai thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất sát với tình hình thực tế. Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tiếp tục hỗ trợ các huyện Trần Văn Thời, U Minh vận hành hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng tương đối yêu cầu thực tế; linh hoạt trong từng thời điểm, thoát nước khi mưa lớn, giữ nước khi khô hạn. Hỗ trợ các chủ rừng, địa phương quản lý tốt đất lâm nghiệp”.

Bên cạnh đó, ngành tiếp tục tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được tỉnh giao trong năm 2024.

Phú Hữu

 

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Ngư dân đồng hành bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Phần lớn ngư dân đánh bắt ven bờ ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đã chuyển sang nghề khác để chung tay ngăn khai thác huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS).

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.

Cua Năm Căn phải thắng ngay trên “sân nhà”

Năm Căn được mệnh danh là nơi có con cua ngon nhất ở Cà Mau. Với vùng sản xuất có diện tích gần 21.000 ha, cùng với nhãn hiệu tập thể (NHTT) Cua Năm Căn đã được khẳng định vững chắc, ngành hàng cua đã, đang và sẽ là ưu tiên chiến lược của địa phương. Tuy nhiên, trước những thách thức về dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tư duy và thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu; thương hiệu con cua Năm Căn đang đứng trước những biến động khó lường.

Phòng bệnh trên tôm lúc giao mùa

Hiện nay đang thời điểm giao mùa, xuất hiện nhiều cơn mưa làm ảnh hưởng đến tôm nuôi. Ngoài việc người dân ý thức trong chăm sóc tôm nuôi, phòng ngừa dịch bệnh, ngành chuyên môn cũng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để vụ nuôi đạt hiệu quả.

Quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) được quan tâm thực hiện, đạt kết quả khả quan. Ðặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 26/2/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu ứng tích cực.

Thích nghi để phát triển sản xuất

Cà Mau có diện tích nuôi thuỷ sản hơn 300.000 ha với nhiều lợi thế để phát triển. Tuy nhiên, thời tiết chuyển biến ngày càng phức tạp và khắc nghiệt, buộc các mô hình phải có sự thay đổi để thích nghi.