ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 5-1-25 05:11:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Báo Cà Mau Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Tăng giá trị kinh tế

Trên địa bàn huyện, KTTT chủ yếu là các HTX, hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, môi trường, dịch vụ và quỹ tín dụng. Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Năm 2024, mặc dù tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó có khu vực KTTT, nhưng nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện đã xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình hoạt động của khu vực KTTT, HTX và đạt được một số kết quả khả quan. Qua kết quả tự đánh giá, xếp loại mới nhất của các HTX, trên địa bàn huyện có 4 HTX hoạt động tốt, 11 HTX hoạt động khá".

Hơn một nửa HTX trên địa bàn huyện hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp.Hơn một nửa HTX trên địa bàn huyện hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đánh giá của UBND huyện Thới Bình, HTX vừa đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế, vừa đóng góp gián tiếp thông qua tác động tới kinh tế hộ thành viên, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hộ gia đình... Sản phẩm của các HTX ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.

HTX từng bước đổi mới và phát triển, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Một số HTX phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho nông dân. Tuy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn ít, quy mô chưa lớn, nhưng một số HTX đã mang đến những lợi ích thiết thực cho thành viên như: cung ứng vật tư đầu vào giá thấp hơn thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra với giá thoả thuận cao hơn giá trung bình cùng thời điểm.

KTTT mang lại nhiều giá trị trong xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút lao động, tạo việc làm... (Trong ảnh: Hộ ông Trần Văn Dư, Ấp 4, xã Trí Phải (thuộc HTX Quyết Thắng) nuôi tôm theo chứng nhận ASC).KTTT mang lại nhiều giá trị trong xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút lao động, tạo việc làm... (Trong ảnh: Hộ ông Trần Văn Dư, Ấp 4, xã Trí Phải (thuộc HTX Quyết Thắng) nuôi tôm theo chứng nhận ASC).

Bên cạnh đó, nhiều HTX mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều ngành nghề, phát triển kinh doanh tổng hợp, đầu tư trang thiết bị, chú trọng xây dựng nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, xây dựng vùng nguyên liệu để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho lao động thành viên. Ðặc biệt, HTX hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm OCOP.

Ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là cầu nối tuyên truyền chủ trương của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cộng đồng, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an ninh trật tự, tham gia tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện Kế hoạch số 126/KH-BCÐ ngày 11/9/2024 của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX tỉnh, về kiểm tra cơ sở HTX trên địa bàn tỉnh quý IV/2024, ngày 15/11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra trực tiếp tại 3 HTX trên địa bàn huyện, gồm: HTX Tân Quý, ấp Tapasa 2, xã Tân Phú; HTX Dịch vụ Sản xuất lúa - tôm Trí Lực, Ấp 5, xã Trí Lực; HTX Lúa - tôm Sông Trẹm, ấp Huỳnh Nuôi, xã Biển Bạch Ðông.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, các HTX thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của HTX với doanh nghiệp, nhằm ổn định đầu ra cho cộng đồng thành viên.

Cụ thể, HTX Dịch vụ Sản xuất lúa - tôm Trí Lực liên kết ổn định với Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương (tỉnh An Giang) để xây dựng vùng sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 50 ha (chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế USDA Organic); HTX Lúa - tôm Sông Trẹm liên kết với công ty cung cấp vật tư đầu vào cho các thành viên HTX với giá thành rẻ hơn 20% so với giá thị trường; HTX Tân Quý đang đàm phán với Công ty ADC (TP Cần Thơ) để hợp đồng liên kết cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Các HTX đã chấp hành tốt quy định của pháp luật về HTX, có giấy đăng ký HTX, con dấu, tài khoản; xây dựng điều lệ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm; chấp hành chế độ kế toán, báo cáo thuế...

Theo đánh giá của UBND huyện Thới Bình, KTTT góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Theo đánh giá của UBND huyện Thới Bình, KTTT góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cần thêm trợ lực

Theo ông Nguyễn Hoàng Bạo, với góc nhìn tổng thể, dù có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng KTTT, HTX trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của một số ít cán bộ, đảng viên và người dân tại các xã, phường, thị trấn chưa đầy đủ về vai trò của KTTT trong liên kết sản xuất, phát triển kinh tế, cũng như tầm quan trọng của KTTT trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền, vận động thành lập HTX còn đơn giản về hình thức, chưa đa dạng về nội dung, dẫn đến trường hợp một số HTX thành lập theo số lượng, theo phong trào, khi chưa đầy đủ các yếu tố cần thiết; chưa có mục đích hoạt động, điều lệ chung chung, không có phương án sản xuất, kinh doanh.

“Một khó khăn, hạn chế cũng cần nhìn nhận đúng thực tế, đó là chất lượng của lực lượng quản lý tổ hợp tác, HTX chưa đạt yêu cầu cho công tác điều hành hoạt động (nhiều thành viên lớn tuổi nhưng chưa có lực lượng trẻ, có kinh nghiệm kế thừa); điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của các HTX còn hình thức, không áp dụng được vào thực tiễn; chưa có phương án tài chính rõ ràng nên khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, hỗ trợ hạ tầng; thành viên chưa nhìn thấy được khả năng mang đến lợi ích, lợi nhuận”, ông Nguyễn Hoàng Bạo chia sẻ.

Kế đến là năng lực nội tại HTX còn yếu, nhiều HTX chưa có trụ sở làm việc, thiếu nguồn nhân lực có trình độ; một số thành viên còn nhận thức sản xuất theo truyền thống, ngại khó... Lợi ích trực tiếp của HTX mang lại cho các thành viên chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp nguyên liệu đầu vào như: con giống, phân, thuốc; chưa làm tốt dịch vụ đầu ra cho thành viên, chưa hình thành được mạng lưới liên kết chuỗi; mẫu mã đơn giản, chưa có thương hiệu, nhãn mác nên khả năng cạnh tranh thấp, giá trị gia tăng chưa cao.

Từ thực tế tồn tại ở địa phương, huyện Thới Bình đề xuất Sở Kế hoạch và Ðầu tư làm việc với các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng phương án, bố trí vốn để hỗ trợ máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh cho các HTX có nhu cầu. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh có cơ chế chính sách riêng về cho vay vốn đối với khu vực KTTT, đặc biệt là các HTX điểm, HTX vệ tinh (vì theo điều kiện cho vay vốn tín dụng hiện tại của ngân hàng, đa số các HTX không đủ điều kiện tiếp cận, vay vốn...).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục hỗ trợ trang bị phần mềm kế toán HTX, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kế toán cho các HTX, đảm bảo hạch toán hoạt động kinh doanh và kê khai thuế đúng quy định.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế biến tôm càng xanh kho tàu và tôm sấy khô cho các HTX có nhu cầu áp dụng triển khai thực hiện chế biến tôm càng xanh cho vùng nguyên liệu tại chỗ của địa phương./.

 

Văn Ðum

 

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.

Triển vọng khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng

Nhằm khôi phục, bảo tồn, phát triển nguồn lợi cá đồng hiệu quả và bền vững, thời gian qua, huyện U Minh tích cực triển khai nhiều dự án nuôi cá đồng. Ðến nay, cá đang phát triển khá tốt, hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng cho địa phương.

Mùa thu hoạch gỗ ở U Minh Hạ

Rừng tràm, keo lai ở Cà Mau có tổng diện tích trên 30.000 ha, tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, trong đó nhiều nhất ở huyện U Minh. Những năm gần đây, bà con sống dưới tán rừng đã chủ động cải tiến trong sản xuất, chuyển từ cách trồng truyền thống sang kê liếp, chuyển từ giống cây tràm sang trồng keo lai, nhằm rút ngắn thời gian trồng, tăng năng suất, thu nhập.

Tập trung số hoá ngành Nông nghiệp

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diễn ra vào chiều 30/12.

Đặt lợi ích của người dân lên cao nhất

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Trí Lực (ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực, huyện Thới Bình) vào ngày 28/12.

Hướng đi cho nông nghiệp công nghệ cao

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là quá trình tách rời một bộ phận của thực vật, nuôi trong môi trường dinh dưỡng phù hợp, ở điều kiện vô trùng 100%, sau đó mô tế bào ban đầu sẽ phát triển thành cây hoàn thiện.

Họp hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024

Tại cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 25/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: “Các chủ thể cần phải nghiêm túc trong việc sản xuất sản phẩm để đảm bảo chất lượng. Hội đồng đánh giá sẽ chấm điểm một cách công bằng và nghiêm túc, với mục tiêu thúc đẩy các sản phẩm có tiềm năng phát triển từ lợi thế của địa phương”. 

Trúng mùa lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất phấn khởi.

Lợi ích từ... triều cường

Vào những ngày cao điểm của triều cường, mực nước các tuyến sông trên địa bàn huyện Cái Nước thường xuyên dâng cao, gây ngập úng cục bộ một số tuyến lộ trũng thấp, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, triều cường cũng mang lại nhiều lợi ích cho nuôi thuỷ sản, giúp độ mặn tăng cao và bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho sò huyết nuôi xen canh trong vuông tôm phát triển.

Quyết tâm xoá nghèo

Năm 2024 là năm có nhiều biến động; thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo của huyện U Minh. Tuy nhiên, với quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu giảm 1,5% hộ nghèo mỗi năm như nghị quyết đề ra, huyện U Minh đã dốc toàn lực và đạt được những kết quả ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững năm 2024. Phóng viên Báo Cà Mau có buổi trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện U Minh, về vấn đề này.