ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-12-24 12:19:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tích cực xây dựng gia đình hạnh phúc

Báo Cà Mau Cùng với việc phát triển kinh tế, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn chú trọng xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư, trở thành nhân tố tích cực trong phát triển địa phương.

Cùng phấn đấu công tác tốt

Được sự giới thiệu của Hội LHPN huyện Trần Văn Thời về gia đình dân tộc Khmer tiêu biểu, chúng tôi được gặp gỡ gia đình chị Lý Hoà Ly, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây.

Ấn tượng đầu tiên khi gặp chị Ly là sự hoạt bát, thân thiện và hình ảnh người phụ nữ chịu khó. Chị Ly tốt nghiệp Sư phạm Toán (Trường Đại học Cần Thơ), năm 2010 trở về quê nhà cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp trồng người đến nay.

Cô giáo Lý Hoà Ly áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Bên cạnh giảng dạy, cô giáo Ly còn kiêm Tổ trưởng Tổ quản lý học sinh nội trú và Tổng phụ trách Đội. Ở mỗi cương vị, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, cô được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen với thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại vùng sâu, vùng xa và vùng kinh tế khó khăn.

Cô giáo Ly cùng học sinh thực hiện mô hình "Ngôi nhà xanh" thu gom rác thải nhựa gây quỹ hoạt động Đội và giúp đỡ học sinh khó khăn.

Chồng chị Ly là anh Phạm Văn Bách, cũng là dân tộc Khmer, hiện giữ chức vụ Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Khánh Hưng. Anh Bách luôn gương mẫu, tận tâm trong công việc, triển khai các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận hướng về khu dân cư, tạo sức lan toả mạnh mẽ. Nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, góp phần đưa xã Khánh Hưng đạt chuẩn nông thôn mới.

Ở trường, chị Ly là giáo viên năng động và có những sáng kiến, ý tưởng hay trong thực hiện nhiệm vụ. Về với gia đình, chị là người vợ chu toàn, người mẹ tâm lý, luôn cổ vũ, động viên tinh thần chồng, con. Gia đình anh chị có hai con, hiện học lớp 7 và lớp 4. Cả hai cháu đều ngoan ngoãn và là học sinh giỏi nhiều năm.

Cô giáo Lý Hoà Ly quan tâm giáo dục nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Gia đình chị Ly đông anh em, hoàn cảnh nghèo khó, để có được tấm bằng đại học, chị Ly phải không ngừng nỗ lực vươn lên bằng quyết tâm và ý chí. Chị vừa đi học vừa đi làm để có tiền trang trải cuộc sống.

Chị Ly tâm tình: “Từ bản thân mình, tôi nhận ra rằng bất cứ việc gì để có được kết quả tốt đẹp phải có quá trình dày công. Trong gia đình cũng thế, để “giữ lửa” hạnh phúc, mỗi người cần nỗ lực vun vén, chăm lo tổ ấm. Tôi và chồng luôn động viên nhau cùng phấn đấu công tác, làm tấm gương cho các con noi theo, xây dựng tương lai tươi sáng, góp phần phát triển quê hương”.

Đồng vợ, đồng chồng

Nhìn cơ ngơi của gia đình anh Thạch Thái Quân, chị Lý Thị Út ở Ấp 8, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, ít ai nghĩ rằng trước đây họ từng phải làm mướn khắp nơi. Có điều, tuy khó khăn nhưng anh chị luôn động viên nhau cùng cố gắng vượt qua, vừa làm vừa tiết kiệm, chăm chút gia đình và lo hai con học hành chu đáo.

Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế, gia đình anh Thạch Thái Quân trở thành tấm gương sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số học hỏi, noi theo. (Trong ảnh: Anh Thái Quân dạy con biết yêu lao động). 

Việc xây dựng mái ấm hạnh phúc là sức mạnh tinh thần giúp vợ chồng anh Quân - chị Út vươn lên trở thành hộ khá giả và tấm gương để đồng bào DTTS noi theo. Khi anh Quân ra đồng thì chị Út ở nhà chăm sóc vườn rau, ao cá; xong việc, anh chị cùng nhau nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.

“Tôi nghĩ, việc xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình thật ra không khó. Vợ chồng nào cũng có lúc cơm không lành, canh không ngọt, nên mỗi người phải biết bớt lời, nhịn nhường nhau cho qua cơn nóng giận, chứ càng cự cãi càng gây thêm mâu thuẫn”, chị Út bộc bạch.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động của các đoàn thể, ngày càng nhiều gia đình người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên các lĩnh vực, luôn tiên phong trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển sản xuất, giữ gìn văn hoá truyền thống.

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Với nhiều hoạt động thiết thực, các câu lạc bộ, mô hình, tổ, nhóm về phòng, chống bạo lực gia đình, gia đình hạnh phúc, địa chỉ tin cậy..., hội phụ nữ đã và đang góp phần thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Trong những câu chuyện thắp lửa hạnh phúc các gia đình chia sẻ rằng, điều quan trọng là sống bình đẳng, biết sẻ chia và tôn trọng lẫn nhau. Qua đó góp phần nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, tạo môi trường văn hoá lành mạnh ở cộng đồng dân cư./.

Mộng Thường

 

 

 

 

Chịu quan sát, thay đổi tư duy

Học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đoạt 4 giải tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp thành phố, với những giải pháp mang tính ứng dụng thực tiễn cao đến từ chính nỗ lực quan sát, học hỏi của các em.

Thêm niềm tin cho các bậc phụ huynh

Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, những năm qua, Trường Mẫu giáo Sen Hồng, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, đã chủ động thực hiện nhiều phong trào góp phần quan trọng trong hoàn thiện phát triển thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ ngay từ bậc học mầm non.

Chuẩn bị các điều kiện giải toả mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau là công trình có nhiều ý nghĩa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh Cà Mau. Ý thức được tầm quan trọng của công trình này, từ khi có chủ trương thu hồi đất, các địa phương có đất nằm trong vùng giải toả bắt tay thực hiện ngay công tác tuyên truyền, vận động, tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB).

Dìu dắt trẻ khuyết tật trưởng thành

Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh Cà Mau (Trung tâm), ấp Cây Trâm, xã Ðịnh Bình, TP Cà Mau, nhiều năm qua trở thành địa chỉ tin cậy của phụ huynh có con em bị khuyết tật bẩm sinh, là ngôi nhà chung của trẻ em khiếm thị, khiếm thính, tự kỷ trên địa bàn tỉnh. Hiện Trung tâm đang nuôi dưỡng, giáo dục các em khuyết tật từ 3-22 tuổi, theo học từ mẫu giáo đến lớp 12.

Lan toả thông điệp tích cực về sức khoẻ và bình đẳng

Tối 17/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Nhóm MCN và các nhóm cộng đồng khu vực ĐBSCL tổ chức sự kiện truyền thông tuyên truyền về HIV và PrEP năm 2024.

Báo Tuổi Trẻ trao học bổng cho 200 học sinh Cà Mau khó khăn

Sáng ngày 17/12, tại hội trường Huyện uỷ U Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức trao học bổng “Gieo mầm tri thức” cho 180 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích khá, giỏi tại huyện; mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, gồm xe đạp và dụng cụ học tập.

Chợ mua bán văn minh

Vẫn là khung cảnh nhộn nhịp người bán, người mua, tuy nhiên, chợ Phường 1, TP Cà Mau, để lại ấn tượng tốt bởi cách sắp xếp gọn gàng, tiểu thương ứng xử văn minh, tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Ðó là thành quả sau thời gian địa phương triển khai mô hình “Chợ Phường 1 mua bán văn minh”.

Ông Hai Ẩn giàu lòng trắc ẩn

Trong thời buổi "tấc đất, tấc vàng", nhất là ở đô thị, vậy mà tại Khóm 5, Phường 6, TP Cà Mau, có một cán bộ hưu trí đã mạnh dạn cho hàng chục hộ dân mượn đất cất nhà ở, ổn định cuộc sống. Nghĩa cử này không phải ai cũng làm được.

Dồn sức thực hiện chủ trương lớn

Thực hiện Đề án xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, đến năm 2025, Cà Mau đang tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, mục tiêu của đề án, nhằm tạo đồng thuận xã hội để mọi người ủng hộ, chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tái định cư, yên tâm lập nghiệp

Qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng, Khu Tái định cư ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, phát huy được công năng, tạo điều kiện để người dân được an cư, lạc nghiệp.