ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-12-24 23:53:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sử dụng hàng Việt - Nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng

Báo Cà Mau Sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành đã giúp Cuộc vận động (CVÐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (gọi tắt là CVÐ) ngày càng lan toả mạnh mẽ.

Để tạo thuận lợi cho các ngành liên quan, ngay từ đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo tỉnh chủ động triển khai Kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện hiệu quả CVÐ năm 2024. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo tỉnh hướng dẫn Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và các ngành liên quan phối hợp đẩy mạnh thực hiện CVÐ, gắn nội dung thực hiện CVÐ vào chương trình công tác của ngành và các CVÐ, các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, trong nước phát triển, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao nhận thức trong Nhân dân, tạo thói quen sử dụng hàng nội địa vừa phù hợp với thu nhập, tiết kiệm, vừa thúc đẩy sản xuất hàng Việt Nam, phát triển nền kinh tế của địa phương, đất nước.

Hưởng ứng CVÐ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thiết thực đến hội viên, phụ nữ trong tỉnh. Bà Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: “Hội gắn thực hiện CVÐ với phong trào “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khoẻ gia đình và cộng đồng”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”... Kết quả đạt được vô cùng khả quan. Ngoài ra, việc tăng cường các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp (DN) với các địa phương; hỗ trợ các DN tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, tạo động lực cho phụ nữ các cấp nhân rộng mô hình sản xuất, đưa hàng Việt vươn xa hơn”.

Các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) hướng về khu dân cư diễn ra khá sôi động, hoạt động bán hàng khuyến mãi vào những dịp lễ, Tết với nhiều chủng loại hàng hoá khá đa dạng đã thu hút sự chú ý của khách hàng.

Người dân ngày nay ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng trong các siêu thị.Người dân ngày nay ưu tiên lựa chọn và sử dụng thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng trong các siêu thị.

Trong năm, đã xác nhận cho thương nhân đăng ký thực hiện 9 chương trình khuyến mại với tổng giá trị giải thưởng khoảng 1,363 tỷ đồng; tiếp nhận 11.396 thông báo thực hiện chương trình khuyến mại. Các thương nhân đã tổ chức 10 hội chợ, triển lãm thương mại; có 640 lượt DN tham gia, với khoảng 1.090 gian hàng, thu hút được khoảng 275 ngàn lượt khách đến tham quan mua sắm, doanh thu hơn 54,1 tỷ đồng.

Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho DN tổ chức, tham gia các hoạt động XTTM, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, đối tác kinh doanh để phát triển hệ thống phân phối tại thị trường các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hỗ trợ Công ty TNHH Nông nghiệp mặn Halofai và Hợp tác xã Trúc Thương tham gia 2 gian hàng tại Hội chợ Công thương vùng đồng bằng sông Cửu Long - Ðồng Tháp năm 2024. Tiếp tục hướng dẫn và hỗ trợ các huyện, thành phố duy trì, nhân rộng 109 mô hình “Khu dân cư tự hào dùng hàng Việt Nam” do Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp và Ban Công tác Mặt trận ấp, khóm chủ trì xây dựng.

Ngoài ra, tại các siêu thị lớn thu hút sức mua của người dân đều thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Ðiển hình như Co.opmart Cà Mau, trong một năm có 4 chương trình quy mô và hấp dẫn người tiêu dùng đến với hàng Việt, đan xen nhiều chương trình nhỏ xuyên suốt trong năm để người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

Các loại trái cây, thực phẩm của Việt Nam được ưu tiên sắp xếp đẹp mắt nhằm thu hút người tiêu dùng.Các loại trái cây, thực phẩm của Việt Nam được ưu tiên sắp xếp đẹp mắt nhằm thu hút người tiêu dùng.

Thông qua công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm đã nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi người tiêu dùng, góp phần giúp người dân nhận thức đúng khả năng sản xuất, kinh doanh của DN trong nước, vận động sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam. Thông qua CVÐ, quyền và lợi ích của người tiêu dùng ngày càng được quan tâm và bảo vệ, tạo sự an tâm tin tưởng, sử dụng hàng Việt trong mua sắm, tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, cho biết: “Các cơ quan quản lý Nhà nước trong tỉnh đã từng bước bổ sung, sửa đổi, cụ thể hoá những cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của các DN, nhà sản xuất, tạo môi trường lành mạnh của thị trường nội địa để bảo vệ và tăng sức mua sắm của người tiêu dùng; tăng cường công tác quản lý, từng bước chấn chỉnh các hoạt động quản lý chợ, quản lý thị trường, thuế. Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... được kiên quyết chỉ đạo thực hiện ngày càng tốt hơn”.


“Với hơn 95% mặt hàng Việt, chúng tôi có chiến lược hẳn hoi để nâng giá trị hàng Việt trong lòng người tiêu dùng. Thông thường, để kiểm soát chất lượng, chúng tôi luôn đề nghị các đối tác cung cấp hàng phải xuất trình đầy đủ chứng từ của các cơ quan hợp pháp cấp chứng nhận về chất lượng, an toàn của hàng hoá, chúng tôi mới xem xét việc đối tác có đủ điều kiện cung cấp hàng hoá vào siêu thị hay không. Riêng siêu thị cam kết mang đến hàng hoá cho người tiêu dùng phải đúng hạn sử dụng. Có đảm bảo uy tín mọi khâu, từ đầu vào lẫn đầu ra mới có thể xây dựng được niềm tin cho người Việt dùng hàng Việt”, ông Huỳnh Thanh Ðiền, Giám đốc Co.opmart Cà Mau, cho biết.


 

Lam Khánh

 

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.