(CMO) Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, các vùng nuôi tôm quảng canh, công nghiệp bắt đầu cải tạo lại ao đầm bước vào mùa vụ mới. Do ảnh hưởng của mưa bão, năm nay vụ cải tạo vuông diễn ra trễ hơn bình thường.
Tại ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, bà con đưa cơ giới vào sản xuất, cải tạo lại ao đầm, sên vét, thuốc cá, rải vôi… Ông Phạm Công Danh cho biết: "Đối với vuông tôm quảng canh, tuỳ theo chủ vuông có thể năm nào cũng cải tạo, có khi 2 năm cải tạo 1 lần. Người dân có thể cho xáng múc vào be bờ, hoặc sên vét, hút các chất bẩn, rong rêu ra ngoài”. Những vuông nào ở gần mé sông thường sẽ cho xáng múc vào, còn vuông nằm sâu trong vùng nuôi tôm sẽ cho sên vét, hút bùn đất tại chỗ.
Thời gian mỗi lần cải tạo phải mất 1 tuần, chi phí từ 3-5 triệu đồng. Vuông được chia ra nhiều khu để cải tạo. Bà Nguyễn Thị Nhiên, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, thông tin, qua nhiều lần cải tạo, do đắp đất lên bờ nên bờ vuông ngày càng cao lên, chất thải, bùn đất thường đẩy thẳng ra sông, ảnh hưởng đến các vuông bên cạnh./
Bà con xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi sên vét, hút tạp chất, rong rêu trong vuông tôm. |
Ông Phạm Công Danh, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt bón vôi để hạ phèn, đảm bảo nguồn nước ổn định cho tôm nuôi. |
Ở xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, bà con nông dân bắt đầu thuốc cá, bắt những con cá lớn như cá chẽm, cá ngát (những loại cá này thường ăn tôm) để chuẩn bị vào vụ mùa mới. Ảnh: HOÀNG VŨ |
Tại xã An Xuyên, Tân Thành, TP Cà Mau, những ao cá chình, cá bống tượng đang được bà con thu hoạch. |
Nông dân U Minh cấy lúa trên đất nuôi tôm. |
Nhật Minh Phạm