ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 2-7-25 10:21:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Vườn trái cây “khó tính” nơi vùng ven

Báo Cà Mau (CMO) Yêu thích nông sản sạch và đam mê trải nghiệm các mô hình sinh thái vườn, anh Hồ Quốc Trạng (Ấp 6, xã Tân Thành, TP Cà Mau) đã mang những loài cây “khó tính” bén rễ trên vùng đất ngập phèn. Hứa hẹn sau khi hoàn thiện, nông trại nhỏ xinh này sẽ là một địa điểm check in hấp dẫn ở vùng ngoại ô thành phố.

Táo bạo chuyển đổi hơn 7.000 m2 vườn tạp sang đầu tư nông trại nhà lưới trồng nông sản sạch, tất bật hàng ngày chăm sóc 50 gốc táo Thái, 150 gốc nho và gần 1.000 dây dưa lưới cho mùa Tết năm nay - tất cả cho thấy tâm huyết cùng công sức bỏ ra của chàng nông dân trẻ trên chính mảnh đất quê nhà.

Trong các loại cây tại vườn, táo Thái là cây dễ thích nghi nhất, sau 4 vụ thu hoạch, trung bình mỗi cây cho năng suất từ 6-7 kg, bán ra thị trường với giá từ 30.000-40.000 đồng/kg.

Bắt đầu thực hiện ý tưởng từ khoảng thời gian dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp (đầu năm 2021), nhận thấy mảnh đất sau nhà bấy lâu nay trồng các loại cây lâu năm không hiệu quả, anh Trạng mạnh dạn cho san lấp, đầu tư 2 nhà lưới để thực hiện dự án dưa lưới. Với số vốn đầu tư ban đầu cho 2 nhà lưới khoảng 250 triệu đồng, anh được Phòng Kinh tế thành phố hỗ trợ 30% chi phí đầu tư. Có được bệ đỡ, anh tiếp tục tìm tòi trên các trang mạng xã hội, các cơ sở cung cấp giống tại Cần Thơ để mua các loại giống: táo Thái, nho kẹo, nho Pháp, nho ngón tay về trồng.

Anh Trạng cho biết: “Các loại cây trồng tại đây chủ yếu được tôi sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ để chăm sóc nên chi phí khá cao. Kinh nghiệm chăm sóc, đa phần tôi tìm tòi trên các trang mạng, chủ động liên hệ đến các nhà vườn có kinh nghiệm để học hỏi, cũng như nhờ họ tư vấn cách xử lý, phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây”.

Nho Pháp, 1 trong 3 giống nho được anh Trạng trồng thử nghiệm tại vườn.

Ðể chủ động nguồn nước tưới tiêu, anh Trạng đầu tư hẳn ao chứa nước mưa để tưới cây, hệ thống tưới nước cũng được thiết kế vòi phun tự động tuỳ theo đặc tính mỗi loại cây để gia giảm lượng nước tưới.

Ðến nay, sau gần 2 năm gầy dựng nông trại sạch cho riêng mình, sau 4 vụ thu hoạch táo, 1 vụ thu hoạch nho và 2 vụ dưa lưới cho thấy hiệu quả kinh tế rất khả quan. Ðặc biệt là vườn dưa lưới trĩu quả được anh cẩn thận chăm sóc, cùng các hạng mục đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ mở cửa đón khách tham quan vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

“Sắp tới đây tôi sẽ đầu tư thêm vườn rau thuỷ canh, kết hợp làm thêm các khu ăn uống, ao cá để du khách đến tham quan, trải nghiệm. Tôi mong muốn nơi đây không chỉ là điểm đến cây nhà lá vườn mà còn hướng khách tham quan tiếp cận và trải nghiệm nông nghiệp sạch. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về các loài cây để nhân rộng mô hình, tạo điểm nhấn cho địa phương, góp phần thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao. Nhưng muốn thực hiện được, tôi mong sẽ nhận được sự hỗ trợ về vốn”, anh Trạng chia sẻ dự định.

Vườn dưa lưới trĩu quả.

Ông Trần Quốc Tộc, Phó bí thư Ðảng uỷ xã Tân Thành, thông tin, mô hình của anh Hồ Quốc Trạng cũng là mô hình thí điểm đầu tiên của xã, sau 2 vụ thu hoạch mang lại kết quả rất khả quan khi người trồng chủ động được thời tiết, năng suất cao, ít can thiệp các loại thuốc bảo vệ thực vật, diện tích sử dụng đất ít mà chất lượng nông nghiệp được nâng cao. Việc phát triển du lịch vườn hoàn toàn phù hợp với định hướng của địa phương, người dân cũng có một địa điểm để vui chơi vào các dịp cuối tuần. Trước đây, Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh đã hỗ trợ tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp của xã 800 triệu đồng. Tuy nhiên, để đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao cần có nguồn chi phí lớn, khiến người dân ngần ngại. Chúng tôi mong muốn sẽ có nguồn vốn lãi suất thấp để ưu tiên sản xuất nông nghiệp thì người dân sẽ đồng tình rất cao./.

 

Hữu Nghĩa

 

Liên kết hữu ích

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của tỉnh được triển khai trong bối cảnh cả nước bước vào cuộc cách mạng mạnh mẽ với 2 mục tiêu lớn, đó là thực hiện chủ trương sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên, hướng đến tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, ghi nhận đến thời điểm này, kết quả giải ngân của tỉnh còn khá chậm, cần giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ tiến độ.

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.