ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 02:26:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xã Hàng Vịnh chung tay xoá trắng hộ nghèo

Báo Cà Mau Qua rà soát, đến nay toàn xã Hàng Vịnh có 6 hộ nghèo, chiếm 0,12%; 12 hộ cận nghèo, chiếm 0,86%. Trên địa bàn có 3 ấp xoá trắng hộ nghèo là ấp Tư, ấp Xóm Lớn Ngoài và ấp Xóm Lớn Trong. Trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo, UBND xã có kế hoạch phối hợp cụ thể với Mặt trận Tổ quốc xã và các ban, ngành, đoàn thể cùng chung tay thực hiện giảm nghèo hiệu quả.

Bà Lữ Hồng Phúc, Phó chủ tịch UBND xã Hàng Vịnh, cho biết: “Chúng tôi đi đến từng đối tượng và tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của người nghèo để cố gắng hỗ trợ. Thời gian qua, đa phần các hộ nghèo trên địa bàn xã không có đất sản xuất, phải đi làm thuê. Mong muốn của họ là được hỗ trợ căn nhà để an cư lạc nghiệp. Chúng tôi tranh thủ vận động các mạnh thường quân hỗ trợ nhà cho các đối tượng”.

Bà Lữ Hồng Phúc trao quyết định tặng nhà tình thương 50 triệu đồng cho hộ ông Hoả Văn Phú, Ấp 1.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hàng Vịnh là một trong những đơn vị có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác giảm nghèo.

Bà Trương Kiều Loan, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Hàng Vinh, cho biết: “Thời gian qua, Hội LHPN xã triển khai nhiều mô hình, nhiều tổ may gia công, tổ làm bánh phồng tôm... qua đó, giúp nhiều chị em nhàn rỗi có công ăn việc làm ổn định, góp phần chung cho công tác xoá đói giảm nghèo của xã”.

Bà Trần Lệ Thu, Ấp 1, xã Hàng Vịnh, phấn khởi chia sẻ: “Nhờ Hội LHPN xã kết nối với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay nguồn vốn 50 triệu đồng, tôi mua hàng thuỷ sản chế biến bán, nên đời sống bây giờ ổn định hơn trước rất nhiều”.

Nhờ được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, bà Trần Lệ Thu (bìa phải) có điều kiện mở rộng mô hình muối ba khía, tăng thu nhập.

Trong năm 2024, Huyện uỷ, UBND huyện Năm Căn chọn xã Hàng Vịnh xoá trắng hộ nghèo, đây là xã đầu tiên trên địa bàn huyện Năm Căn được chọn thực hiện chương trình.

Trong năm 2024 xã Hàng VỊnh giải quyết việc làm 327 lao động tại địa phương, góp phần giải quyết việc àm cho người dân địa phương. (Trong ảnh Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Hoà Phát, ấp 2, xã Hàng Vịnh giúp chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho người dân nơi đây).

“Trong năm 2024, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc xã rà soát nhu cầu, mong muốn của các hộ nghèo để giúp đỡ bằng nhiều biện pháp. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn Huyện uỷ, UBND huyện có sự hỗ trợ đưa các nguồn lực về cho xã để cùng chúng tôi làm tốt công tác giảm nghèo trong năm theo đúng kế hoạch huyện đề ra”, bà Lữ Hồng Phúc cho biết thêm.

 

Hoàng Vũ - Quốc Sáng

 

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hiện nay đang trở nên đáng báo động khi số lượng và liều lượng thuốc sử dụng trong một vụ sản xuất ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người mà còn gây ô nhiễm đến môi trường đất và nước.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động

Ngày 27/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ và đối thoại với doanh nghiệp kết hợp thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh.

Giá lúa cao hơn cùng kỳ từ 500-2.000 đồng/kg

Nhiều bà con nông dân đang thu hoạch lúa hè thu cho biết, hiện thương lái cân lúa tươi cắt máy tại ruộng đối với giống OM18 dao động từ 7.500-7.800 đồng/kg, còn giống lúa OM5451 ở mức từ 7.000-7.300 đồng/kg, Đài Thơm 8 từ 9.000-9.500 đồng/kg, lúa ST24 và ST25 giá từ 9.700-10.500 đồng/kg. Với mức giá như trên thì bình quân giá lúa tươi được nông dân bán cao hơn từ 500-2.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sinh kế mới từ vỏ hàu

Thời gian qua, nghề nuôi hàu lồng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con hàu nơi đây lớn nhanh, đạt kích cỡ tốt, giàu dinh dưỡng, được thị trường ưa chuộng. Ruột hàu tách sẵn được bán với giá từ 130-140 ngàn đồng/kg. Còn những mảnh vỏ hàu tưởng chừng như bỏ đi, bà con đã tìm cách tái sử dụng để cung cấp cho thương lái, tạo thêm sinh kế mới, giúp tăng thu nhập.

Tạo giá trị gia tăng từ công nghiệp hoá

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất công nghiệp. Qua đó, ngành công nghiệp có bước phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

Ðồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ thanh niên trong xây dựng mô hình phát triển kinh tế; xây dựng quỹ góp vốn xoay vòng, quỹ khởi nghiệp, giúp nhau lập nghiệp.

U Minh tăng tốc thu ngân sách

Ðối mặt nhiều khó khăn, thách thức do một số nguồn thu sụt giảm, tình hình kinh tế phục hồi chậm, các nguồn thu phát sinh hạn chế; tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, quyết liệt khai thác các nguồn thu, huyện U Minh đang tăng tốc thu ngân sách trong chặng nước rút.