ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-6-25 09:05:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Xây dựng thương hiệu lúa sạch Thới Bình

Báo Cà Mau (CMO) Mô hình sản xuất lúa hữu cơ được huyện Thới Bình triển khai ở các xã Trí Lực, Thới Bình và Tân Lộc Bắc. Đây được xem là mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu lúa sạch Thới Bình.

Mô hình được triển khai ở Ấp 1, Ấp 6 và Ấp 9, xã Tân Lộc Bắc với tổng diện tích 80 ha, sử dụng giống lúa 2517. Đây là giống lúa ngắn ngày, sau hơn 3 tháng sẽ cho thu hoạch, các hộ dân tham gia mô hình sẽ được Công ty Đại Dương Xanh (TP Hồ Chí Minh) hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư phân bón, đồng thời cử cán bộ của công ty thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn bà con sản xuất theo đúng quy trình sản xuất lúa hữu cơ và khi thu hoạch công ty sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Nông dân Ấp 6, xã Tân Lộc Bắc đang kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Mục đích của việc chuyển đổi mô hình sản xuất là tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, giúp người dân nắm bắt quy trình sản xuất, quen dần với việc sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

Gia đình ông Trần Văn Giới ở Ấp 1, xã Tân Lộc Bắc là hộ trực tiếp tham gia sản xuất mô hình tôm - lúa hữu cơ. Ông Giới chia sẻ: “Sau khi Công ty Đại Dương Xanh kiểm tra vùng đất này thấy phù hợp để sản xuất lúa hữu cơ, gia đình tôi xin tham gia vào mô hình với hơn 2,2 ha đất trồng lúa”.  Trước đây, ông Giới mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình tôm - lúa hữu cơ và được công ty tư vấn quy trình kỹ thuật nuôi trồng lúa hữu cơ. Đến thời điểm này, sau khi lúa sạ được hơn 1,5 tháng, ông nhận thấy lúa phát triển xanh tốt, giảm rất nhiều chi phí trong sản xuất như giống, phân bón.

Toàn xã Tân Lộc Bắc có hơn 80 ha lúa hữu cơ. Riêng Ấp 1 có hơn 50 hộ tham gia sản xuất lúa hữu cơ. Chủ tịch UBND xã Lâm Thị Trúc Mai cho biết: "Sau khi triển khai thực hiện mô hình này, nếu cho hiệu quả, năng suất, chất lượng và được cấp giấy chứng nhận lúa hữu cơ thì thời gian tới xã sẽ nhân rộng ra toàn địa bàn".

Điểm đặc biệt của sản xuất lúa theo hướng hữu cơ là sử dụng phân bón hữu cơ. Việc áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa tốt hơn. Trong thời kỳ lúa trổ, ruộng lúa sẽ ít bị nhiễm rầy, khô vằn, cho bông dài, lúa sạch sâu bệnh, gạo trong, cơm mềm dẻo và có mùi thơm đặc trưng.

Trong quá trình triển khai mô hình, cán bộ công ty và cán bộ khuyến nông cơ sở phối hợp hướng dẫn cho bà con quy trình ủ phân hữu cơ, quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng hữu cơ. Trưởng trạm khuyến nông huyện Lê Thanh Hùng cho hay, mô hình sử dụng toàn bộ các sản phẩm từ hữu cơ. Ví dụ như lúa bị sâu bệnh thì bà con chỉ phun bằng thuốc hữu cơ, phân bón trên đồng ruộng cũng là phân hữu cơ, chứ không tác động phân hoá học vào bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa.

“Trước đây bà con thường lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân. Canh tác lúa hữu cơ giúp cây lúa tăng trưởng tốt, cải tạo đất, bảo vệ sức khoẻ người dân”, ông Hùng phấn khởi cho biết.

Sản xuất lúa hữu cơ không chỉ tạo ra sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khoẻ của con người mà về lâu về dài còn góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, cho năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu tư. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt mục tiêu xây dựng thương hiệu “Lúa sạch Thới Bình” trong tương lai./.

Mỹ Hằng

Liên kết hữu ích

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Mạnh dạn chuyển đổi mô hình

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm, thời gian qua, một số hộ dân ở huyện Trần Văn Thời thành công với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất cao.

Giữ nghề làm nước mắm

Nước mắm là loại gia vị được xem như “quốc hồn quốc tuý” của ẩm thực Việt Nam. Bằng tâm huyết, những người làm nước mắm truyền thống trong tỉnh vẫn luôn âm thầm, bền bỉ gìn giữ nghề của cha ông để lại.

Hướng đi mới cho nông nghiệp Cà Mau

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thị trường thực phẩm Halal đang nổi lên như xu hướng toàn cầu với quy mô hàng ngàn tỷ USD mỗi năm, đặc biệt tại các quốc gia có cộng đồng Hồi giáo đông đảo. Với tiềm năng lớn về nông, thuỷ sản, tỉnh Cà Mau được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều cơ hội để khai thác và tiếp cận thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức này.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.

Vụ mùa nhiều hy vọng

Tranh thủ những cơn mưa đầu mùa đến sớm, nông dân huyện Thới Bình tích cực cải tạo đất và gieo sạ lúa hè thu với hy vọng vụ mùa thắng lợi.

Hướng đi hiệu quả cho người nuôi tôm

Tại huyện Thới Bình, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn bước đầu cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, giúp người dân tiết kiệm chi phí, từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn thả giống đến khâu chăm sóc và thu hoạch; không những mang lại năng suất và chất lượng cao mà còn bảo vệ được môi trường cho cộng đồng.

Giải pháp tăng năng suất tôm quảng canh cải tiến

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tại Cà Mau, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới và nâng cao hiệu quả canh tác. Từ thực tiễn sản xuất và kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, có thể áp dụng tổng hợp một số nhóm giải pháp nhằm tăng năng suất, cải thiện thu nhập và hướng tới phát triển bền vững.