ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 09:26:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Quỹ Tình thương” đồng hành cùng phụ nữ

Báo Cà Mau Thành lập với mục đích hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ trong đời sống kinh tế, “Quỹ Tình thương” đã tạo động lực cho nhiều chị em xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Được thành lập năm 2024, “Quỹ Tình thương” của phụ nữ xã Biển Bạch Ðông có 32 thành viên, mọi người giúp nhau bằng cách góp vốn xoay vòng. Khác với góp vốn xoay vòng thông thường, tại đây, khi nhận tiền vốn xoay vòng, hội viên sẽ đóng góp lại một phần tiền hùn vốn để tiết kiệm, sau đó hỗ trợ những hội viên khó khăn.

Chị Huỳnh Ngọc Hạnh, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Quyền Thiện, cho biết: “Hằng tháng, hội viên nào nhận được tiền hùn vốn sẽ góp lại vài trăm ngàn đồng tuỳ theo điều kiện, đến hết năm, số tiền tiết kiệm được sẽ trao tặng hội viên khó khăn làm vốn đầu tư sản xuất, vươn lên”.

Chị Nguyễn Thị Song, ấp Quyền Thiện, đã vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế nhờ được tiếp cận nguồn vốn tiết kiệm. Chị Song chia sẻ: “Xét thấy gia đình tôi khó khăn nên chị em trong tổ ưu tiên cho nhận tiền tiết kiệm. Với hơn 10 triệu đồng, tôi dùng chăn nuôi kết hợp trồng rau màu, tăng thu nhập, nhờ đó mà vượt qua khó khăn. Hiện tại, kinh tế gia đình tôi không quá dư dả, nhưng ổn định hơn trước”.

"Quỹ Tình thương" đồng hành cùng hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn xã Biển Bạch Ðông.

Với mục đích san sẻ yêu thương, phát huy tinh thần tương trợ "lá lành đùm lá rách" và thực hành tiết kiệm, "Quỹ Tình thương" còn xây dựng mô hình hũ gạo tình thương để giúp đỡ hội viên khó khăn trong tổ và cả những hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương.

Chị Ngô Thị Mai, ấp Quyền Thiện, chia sẻ: “Như một thói quen, mỗi ngày khi nấu cơm, tôi luôn dành ra một nắm gạo để góp vào hũ gạo tình thương, như vậy mỗi tháng tôi tích góp được vài ký. Của ít lòng nhiều, mỗi tháng một hội viên nhận được vài chục ký gạo, bớt đi phần chi phí cho việc ăn uống”.

Chị Ðào Ngọc Kim, ấp Quyền Thiện, cho biết: “Tôi thường được chị em trong tổ ưu tiên cho nhận hũ gạo tình thương, tôi rất trân quý tấm lòng của chị em dành cho mình. Ở đây, mọi người xem nhau như gia đình, luôn luôn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo”.

Với mục đích san sẻ yêu thương, thực hành tiết kiệm, quỹ tình thương xây dựng mô hình hũ gạo tình thương để giúp đỡ những hội viên khó khăn.

Ngoài ra, "Quỹ Tình thương" cũng xây dựng mô hình hỗ trợ heo giống sinh sản xoay vòng. Theo đó, hội viên sẽ được hỗ trợ heo giống và thức ăn để chăn nuôi heo sinh sản, lứa đầu tiên sẽ chuyển giao heo giống hỗ trợ cho hội viên khác.

Chị Huỳnh Ngọc Hạnh cho biết: “Nguồn quỹ mua heo giống là từ đóng góp của hội viên và chi bộ ấp. Các hộ khi nhận heo phải tuân thủ quy ước, tham gia sinh hoạt, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật, chú trọng phối giống... Từ khi triển khai, chi hội phụ nữ ấp đã hỗ trợ hơn 10 hộ gia đình chăn nuôi và số lượng này sẽ tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới”.

“Sau khi được hỗ trợ heo giống, tôi được hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi. Lứa đầu, heo sinh sản 10 con, tôi chuyển giao 3 con heo giống để hỗ trợ hội viên trong tổ, số còn lại nuôi bán thương phẩm. Sau 7 tháng nhận heo giống sinh sản, tôi đã có thu nhập từ việc bán heo thịt, đợt đầu tiên cho lợi nhuận 20 triệu đồng”, chị Hồ Mỹ Lệ, ấp Quyền Thiện,  chia sẻ.

Được hỗ trợ heo giống sinh sản, chị Hồ Mỹ Lệ phát triển mô hình nuôi heo, tăng thu nhập.

Theo chị Trần Cẩm Ðạt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Biển Bạch Ðông, từ khi thành lập đến nay, “Quỹ Tình thương” đã đồng hành cùng chị em, đặc biệt là những hội viên có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để nhiều chị em vươn lên trong cuộc sống. Ðến nay, trong các thành viên tham gia mô hình "Quỹ Tình thương", không còn hội viên phụ nữ là hộ nghèo. Thời gian tới, Hội tiếp tục nhân rộng một số mô hình giúp nhau, để phát huy hơn nữa tinh thần tương trợ "lá lành đùm lá rách”./.

 

Phương Thảo

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.