ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 02:01:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biến rác thải thành vốn

Báo Cà Mau Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Trần Văn Thời triển khai hiệu quả mô hình tiết kiệm từ rác thải nhựa. Ngoài giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, mô hình còn mang ý nghĩa thiết thực gây quỹ hỗ trợ các hoạt động thăm hỏi, sinh hoạt Hội, xây dựng nguồn vốn giúp hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, thoát nghèo bền vững.

Bắt đầu triển khai từ năm 2021, đến nay, mô hình "Biến rác thải thành vốn hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp" đã thu hút trên 60% hội viên phụ nữ tham gia. Theo đó, mỗi hội viên phụ nữ thực hiện thu gom rác thải tái chế được (phế liệu), hằng tháng đến kỳ sinh hoạt Hội sẽ mang theo để bán lấy tiền.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: “Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống hội viên được Hội LHPN huyện đặc biệt quan tâm. Thông qua mô hình này, Hội xem xét những cán bộ, hội viên có hoàn cảnh khó khăn, chí thú làm ăn, hỗ trợ vốn để hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống. Ban đầu khi chưa tiếp cận được nguồn vốn này, đa phần chị em đều kinh doanh những mô hình nhỏ lẻ; sau khi có được nguồn vốn, chị em tập trung mở rộng quy mô, từ đó cuộc sống gia đình từng bước vươn lên”.

Ðến nay mô hình đã tiết kiệm được 390 triệu đồng, hỗ trợ 71 lượt phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự mua bán nhỏ. Mỗi hội viên được vay từ 10-35 triệu đồng, tuỳ theo mô hình khởi nghiệp, với lãi suất thấp 0,55%/tháng. Sau đó lãi tiếp tục được nhập vào vốn để hỗ trợ chị em khác khởi nghiệp.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bé, ấp Vườn Tre, xã Khánh Lộc, điều kiện khó khăn. Sau khi được hỗ trợ 15 triệu đồng, bà Bé đã đầu tư mua 2 con heo để nái, đến nay đã nhân giống được khoảng 40 heo con. Bà Bé chia sẻ: “Ban đầu không có vốn, chỉ nuôi 1-2 con heo. Từ nguồn vốn do Hội LHPN xã hỗ trợ, tôi xây chuồng trại, mở rộng chăn nuôi. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, tôi còn tận dụng thêm nguồn rau củ có sẵn để tiết kiệm chi phí thức ăn cho heo. Hiện tại, từ nguồn bán heo thịt và heo giống, cuộc sống gia đình đã khá hơn trước rất nhiều”.

Nhờ được hỗ trợ vốn nên bà Nguyễn Thị Bé mở rộng quy mô chăn nuôi heo, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

Sau khi nhận 15 triệu đồng tiền hỗ trợ, gia đình chị Trần Ngọc Mi, Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, mạnh dạn mở rộng cơ sở sửa chữa xe máy, nhập thêm linh kiện xe máy về kinh doanh. Ðến nay, cơ sở của gia đình chị thu hút được nhiều khách hơn, thu nhập ngày càng cao hơn. Chị Mi chia sẻ: “Ðây là mô hình rất hay, ý nghĩa. Thông qua mô hình này, giúp chị em phụ nữ xử lý rác thải đúng nơi quy định, đồng thời tích góp được đồng vốn để hỗ trợ chị em phát triển kinh tế gia đình”.

Tận dụng nguồn vốn được hỗ trợ, chị Trần Ngọc Mi mở rộng cơ sở sửa chữa xe máy, thu nhập ngày càng ổn định.

Chị Mi cùng con gái phân loại rác thải nhựa để tới kỳ sinh hoạt bán lấy tiền đóng góp vào nguồn quỹ của Hội.

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện còn triển khai mô hình “Tiết kiệm từ rác thải, phế liệu xây dựng Quỹ học bổng 20/10”, hiện có trên 18 ngàn hội viên tham gia. Các chị em tham gia tiết kiệm từ tiền bán rác thải vô cơ hoặc các sản phẩm tái chế từ rác thải (làm giỏ xách bằng băng gol tái chế, bóng đèn ngủ từ thìa nhựa và chai sữa nhựa uống 1 lần; làm chậu trồng hoa, đồ cắm bút từ các sản phẩm nhựa tận dụng lại...), qua đó đóng góp vào Quỹ học bổng 20/10. Nguồn quỹ này sẽ xét ưu tiên hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, đặc biệt ưu tiên trẻ em gái. Ðến nay đã trao 765 suất cho các em, tổng số tiền hơn 382 triệu đồng (mỗi suất 500 ngàn đồng).

Hiệu quả của các mô hình tiết kiệm từ rác thải nhựa đã giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm với môi trường, qua đó thay đổi hành vi, đồng thuận cao, tiên phong thực hiện các hoạt động, mô hình cụ thể, thiết thực, đầy sáng tạo trong việc xử lý rác thải, chống rác thải nhựa.

“Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục duy trì, phát huy các mô hình hay, hiệu quả để chia sẻ và nhân rộng trong huyện. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa. Phát hiện và nhân rộng các mô hình hay, hiệu quả nhằm khuyến khích, động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đóng góp trong việc giải quyết vấn đề rác thải, rác thải nhựa. Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, giúp tiết kiệm, mang lại lợi ích kinh tế, làm giảm lượng rác thải ra cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh cho biết thêm./.

 

Hưng Thái

 

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.

Hoà Mỹ giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo; đồng thời, thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ họ phương thức làm ăn, phát triển kinh tế. Từ đó, cuộc sống hộ nghèo, cận nghèo ngày càng được nâng lên, từng bước thoát nghèo bền vững.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Trầm lắng sức mua thị trường Trung thu

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Trung thu, nhiều cơ sở kinh doanh đã bày bán các loại bánh phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hiện tại không khí mua sắm vẫn còn khá trầm lắng khiến nhiều tiểu thương cũng khá lo lắng về tình hình kinh doanh mùa Trung thu năm nay.

Mô hình hay, giảm nghèo hiệu quả

Với việc triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, xã Tân Lộc Ðông, huyện Thới Bình, đạt được kết quả đáng ghi nhận trong công tác giảm nghèo.

Vì tương lai nghề cá

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh, khai thác thuỷ sản (KTTS) và dịch vụ hậu cần nghề cá được xác định là một trong những thế mạnh. Theo đó, để có sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tương xứng với tiềm năng, nhất thiết phải đi đôi với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm nền tảng cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.