ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:03:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Biểu tượng của tình đoàn kết, thuỷ chung

Báo Cà Mau Ðã 70 năm trôi qua, kể từ ngày chuyến tàu tập kết cuối cùng rời cửa Ông Ðốc. Có thể nói, đây là cuộc chuyển dịch lực lượng có ý nghĩa vô cùng to lớn, đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ, góp phần cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nơi đây cũng chính là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ.

Để tri ân công lao, sự hy sinh to lớn của thế hệ cha ông trên con đường trường chinh cứu nước, cũng như sự đóng góp của Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Ðảng bộ tỉnh Cà Mau quyết tâm huy động nguồn lực, xây dựng Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời. Công trình này là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam son sắt, thuỷ chung.

Nằm bên bờ Nam sông Ông Ðốc, hình dáng công trình biểu tượng con tàu tập kết đã dần hiện rõ hơn. Sau hơn 8 tháng thi công khẩn trương, tích cực, lực lượng thuộc Ban Quản lý Dự án Công trình giao thông tỉnh hiện vẫn miệt mài để dự án hoàn thiện đúng tiến độ.

Công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 đang được xây dựng tại thị trấn Sông Ðốc. Ðây là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam son sắt, thuỷ chung.

Công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 đang được xây dựng tại thị trấn Sông Ðốc. Ðây là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam son sắt, thuỷ chung.

Tượng đài con tàu được xây dựng với chiều dài 25 m, cao 10,5 m, rộng 8,5 m, chất liệu bằng đá granite. Cùng với đó là các bức phù điêu hai bên thân tàu bố trí cách điệu. Những tấm phù điêu được làm bằng đá, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tình ruột thịt Nam - Bắc một nhà. Hiển hiện trên các bức phù điêu là hình ảnh tiễn đưa xúc động, kẻ ở người đi đầy lưu luyến ở cửa sông Ông Ðốc, nhưng tất cả đều nguyện một lòng hoàn thành nhiệm vụ được Ðảng phân công, hẹn ngày Bắc - Nam sum họp, thống nhất Tổ quốc. Trong những ngày chuyển quân cuối cùng khi ấy, các má thay mặt Nhân dân Cà Mau gửi bộ đội nắm đất quê hương nơi xa nhất của miền Nam, mang ra miền Bắc dâng Hồ Chủ tịch, và còn dặn dò: “Con  ra  thưa  với  Cụ  Hồ; Ðất  này  chỉ  một  ngọn  cờ  vàng  sao!”.

Khắc hoạ hình tượng má Sảnh thay mặt Nhân dân Cà Mau gửi bộ đội tặng Bác Hồ cây vú sữa với lời nguyện thề son sắt với quê hương.

Bà Phan Kim Bía, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, xúc động: “Cụm Tượng đài Chuyến tàu tập kết ra Bắc được đầu tư xây dựng rất quy mô trên quê hương anh hùng Trần Văn Thời (tại Khóm 6B, thị trấn Sông Ðốc). Ðây là niềm tự hào của huyện, là biểu tượng sinh động, chứng minh cho ý chí tự lực tự cường của cán bộ và Nhân dân miền Nam, với ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn thịnh”.

Với quy mô xây dựng trên diện tích hơn 10 ha, tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng, đây là 1 trong 7 công trình chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030. Sau khi công trình hoàn thành, sẽ là điểm nhấn nổi bật của đô thị Sông Ðốc, kết nối với cơ sở hạ tầng và các công trình khác để phục vụ sinh hoạt văn hoá, du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh xây dựng Tượng đài Chuyến tàu tập kết, còn các công trình phụ trợ như xây dựng khu vực tổ chức sự kiện, cầu cạn, đường đấu nối vào tượng đài, bãi đậu xe, hệ thống hạ tầng kỹ thuật có liên quan kết hợp với các dự án kè bảo vệ bờ biển, cảng thuỷ nội địa để phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Toàn bộ công trình đang được UBND tỉnh chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương hoàn thiện. Bởi đây là công trình quan trọng, có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hoá sâu sắc, là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết hai miền Bắc - Nam. Hơn hết, đây còn là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và cũng là địa điểm để du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu lịch sử./.

 

Hồng Nhung

 

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai viếng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.

Tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc

Để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện trọng đại lễ kỹ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 15/11, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Tiến Hải; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại; Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đến dự buổi tổng duyệt chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) và rà soát công tác tổ chức lễ.

“200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử” 

Nhằm đánh giá toàn diện về vai trò, ý nghĩa lịch sử và tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong sự kiện tập kết năm 1954, chiều 15/11, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc ở Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử". Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.

Bến tập kết năm xưa

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định, cùng với Khu tập kết 80 ngày ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), Khu tập kết 100 ngày ở Cao Lãnh (Ðồng Tháp), thì Khu tập kết 200 ngày ở Cà Mau. Cửa biển Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là bến tập kết để đưa cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, học sinh ở miền Nam ra Bắc để lao động, học tập, tạo nguồn cán bộ phục vụ cách mạng miền Nam.

Xúc cảm vẹn nguyên

Từ những ngày đầu tháng 11, cao điểm các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) được diễn ra khắp nơi trong tỉnh Cà Mau. Ðối với những người trong cuộc - chứng nhân của dấu mốc lịch sử ấy lại ùa về bao cảm xúc bồi hồi, nôn nao ngày họp mặt để sống lại hồi ức cách nay 70 năm, ngày lên tàu rời quê hương với niềm tin mãnh liệt vào con đường cách mạng mà Ðảng và Bác Hồ đã chọn.

Từ Sông Ðốc các anh đi

Vào khoảng cuối năm 1954, mấy chục căn nhà dọc theo sông Cái Bát (xã Tân Dân, huyện Ðầm Dơi ngày nay) đều có bộ đội đóng quân, riêng căn nhà 3 gian của tôi đủ chứa cả tiểu đội. Các anh di chuyển bằng những chiếc xuồng năm lá, từ Cần Thơ, Vĩnh Long... xuống. Chỉ ít hôm là các anh đi, về đâu tôi chẳng hề biết, chỉ để lại tình cảm quân - dân như cá với nước. Cho đến khi lớn lên, đi làm cách mạng, tôi mới biết Cà Mau là vùng tập kết 200 ngày, vậy là chắc các anh đi về Sông Ðốc để lên tàu tập kết ra Bắc.

Bác Ba Lê Duẩn và Nghị quyết 15

Năm 1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Cà Mau là điểm tập kết lớn nhất Nam Bộ với 200 ngày và Sông Ðốc là bến tiễn đưa bộ đội và đồng bào miền Nam ra Bắc.

Sông Đốc sẵn sàng cho sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024)

Chỉ còn 2 ngày nữa tại thị trấn Sông Đốc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau sẽ diễn ra lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị quan trọng, ghi nhớ sự kiện các chuyến tàu chở hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra miền Bắc lao động, học tập, nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam.

Nói chuyện chuyên đề vai trò phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc

Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình. 

Lịch sử vọng vang

Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Ðông Dương được ký kết (20/7/1954), Cà Mau được chọn là 1 trong 3 khu vực tập kết, chuyển quân của lực lượng cách mạng ở Nam Bộ với thời hạn 200 ngày. Sau 70 năm, với độ lùi của thời gian, sự kiện tập kết ở Cà Mau đã được đánh giá, khẳng định ngày càng toàn diện, thấu đáo về tầm vóc, ý nghĩa, vai trò hết sức đặc biệt trong tiến trình lịch sử cách mạng của địa phương, Nam Bộ và đất nước.