ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 08:09:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bữa cơm gia đình

Báo Cà Mau (CMO) Chuyện ăn - uống là nhu cầu cơ bản để tồn tại của con người. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, vấn đề này dần được bồi tụ thêm các tầng bậc trầm tích lịch sử - văn hoá, trở thành nét riêng của từng cộng đồng, mà người ta hay gọi bằng khái niệm văn hoá ẩm thực. Nhưng có lẽ, không ở đâu như Việt Nam, chuyện ăn uống và bữa cơm gia đình lại có ý nghĩa đặc biệt đến vậy.

Bữa cơm gia đình trở thành một hằng số văn hoá, nơi lưu giữ những gì tinh tuý nhất, hồn cốt nhất của một gia đình, một vùng, miền và của cả một dân tộc.

Minh hoạ:  Lý Kiều Loan

Ðể khẳng định điều ấy, hãy đến với cách mà người Việt nói về chuyện ăn - uống. Từ trong ca dao, tục ngữ, người ta đã nhận ra mật độ khá dày đặc, phong phú khi các bậc tiền nhân nói về vấn đề tưởng chừng thông tục này với những tầng bậc ý nghĩa thâm sâu. Với tâm niệm của người Việt thì “Có thực mới vực được đạo”. Trong mọi hoàn cảnh thì “Dân dĩ thực vi thiên”, nghĩa là người dân coi cái ăn là trời. Chưa hết, phong tục người Việt xem “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Bữa ăn có ý nghĩa thiêng liêng thế nên “Trời đánh tránh bữa ăn”.

Nhưng đâu chỉ có hàm nghĩa đơn giản, chuyện ăn uống đã được người xưa đúc kết thành “Ðạo ăn uống”, qua đó chuyển tải đạo làm người. Nhớ về nguồn cội thì có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Nói về người bội bạc thì có “Ăn cháo đá bát”, “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Ăn quỵt”, “Ăn bớt, ăn xén”, “Ăn bẩn”, “Ăn bám”, “Ăn gian nói dối”… Bài học đầu tiên của người Việt chính là học ăn trong câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Ít người biết rằng, bữa cơm gia đình người Việt gắn với hình ảnh mâm cơm. Cái mâm hình tròn, là biểu tượng của sự quây quần, viên mãn. Nhà giàu thì mâm đồng, nhà nghèo mâm gỗ, thậm chí là cái mẹt tre, thế nhưng, tất cả đồ ăn, thức uống đều được vun vén, bày biện trên ấy. Mâm cơm thể hiện tình cảm gia đình, trên dưới một lòng đoàn kết. Trong bữa cơm, các thành viên san sẻ nhau những vui buồn, bàn tính những công việc hệ trọng. Bữa cơm là thời điểm tất cả các thành viên phải có mặt, cũng là lúc không khí gia đình trở nên thiêng liêng nhất, đầy đặn nhất.

Vị trí ngồi trong mâm cơm cũng là một nét văn hoá, cách ứng xử linh hoạt trong bữa ăn người Việt. Chiếc mâm tròn thể hiện sự bình đẳng, mọi người đều quan trọng. Thế nhưng, vẫn có những vị trí trang trọng thường dành cho các bậc trưởng bối trong gia đình, bởi thế phải “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không chỉ có người già, trẻ em cũng được đặc biệt quan tâm trong bữa cơm và được ưu tiên những món ngon, dễ ăn nhất. Ở các vùng, miền khác nhau, việc mời trong bữa cơm cũng khác nhau. Miền Bắc, miền Trung thì người nhỏ mời người lớn. Miền Nam có khác chút ít, tới bữa, người nhỏ phải đến tận nơi để mời người lớn ngồi vào mâm. Mâm cơm chỉ thực sự bắt đầu khi người chủ gia đình đụng đũa.

Cách ăn uống cũng thể hiện nét văn hoá. Trong mâm cơm, người có văn hoá ăn với tốc độ vừa phải, ăn có trình tự, không xô bồ, hỗn tạp. Riêng miền Nam, người nhỏ phải bắt đầu ăn cá từ đuôi, không để cơm rơi vãi, khi ăn tuyệt đối không chừa lại cơm thừa. Chuyện nói năng trong bữa ăn cũng có những quy tắc bất thành văn, có người trên nói, có người dưới nghe, tránh trường hợp “Ăn xấc, nói láo”. Âm lượng nói trong bữa cơm vừa đủ để các thành viên trong mâm cơm lắng nghe, không có sự nóng giận thái quá để dẫn đến tình trạng “Cơm không lành, canh chẳng ngọt” hay “Ai làm bát bể cơm rơi/ Dĩa nghiêng cá đổ, rã rời đời ta”

Theo cố Nhà văn Sơn Nam, bữa cơm của người Nam Bộ là bữa cơm khẩn hoang, mở đất. Bữa cơm của những đứa con rời gốc gác, gia đình nơi hoang vu, nê địa. Thế nên, bữa cơm ấy tạm bợ, thưa vắng sự đoàn tụ, có chăng chỉ là vợ - chồng - con cái. Bữa cơm ấy lênh đênh trên những triền sông, cửa biển. Có thể là bữa cơm chân trầm dưới sình lầy, mình ngâm trong nước. Ðể nhớ nhung nguồn cội, người Nam Bộ hay bày biện chén đũa để cúng vọng những người thân đã khuất. Việc này thường rất ít thấy trong văn hoá Bắc Bộ và Trung Bộ. Bữa cơm nhọc nhằn, thế nên người Nam Bộ thường làm ít món. Cốt yếu sao đủ no bụng, đủ sức để tiếp tục công cuộc khai hoang, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.

Nhưng dù khắc nghiệt, tạo hoá lại ban cho Nam Bộ sự trù phú, giàu có. Bởi vậy, tính cách phóng khoáng của người Nam Bộ cũng dần hình thành qua bữa ăn. Không chỉ ăn ngon, người Nam Bộ còn phải chú trọng đến số lượng, để khẳng định sự phóng khoáng, giàu có (cả về vật chất và tình cảm). Thế nên mới có tình trạng, sau mỗi mâm cơm, mâm tiệc, cá thịt vẫn thừa mứa, ê chề. Dù thế nào, trong bối cảnh hiện đại, đây là một vấn đề cần có đôi chút thay đổi. Văn hoá ăn uống Nam Bộ là “đãi”. Ngày xưa, đám cưới thường có một ngày đêm để “đãi bạn”. Gặp nhau, quý mến nhau, người ta sẵn sàng “đãi” nhau những gì ngon nhất, quý nhất. Ðó là sự đối đãi trong sáng, nhiệt thành, hoàn toàn không mang tính vụ lợi.

Và với người Việt Nam nói chung, người Nam Bộ nói riêng, bữa ăn gia đình ngày Tết, chuyện “ăn Tết” mới thật sự là thiêng liêng. Ðó là bữa cơm không thể thiếu vắng bất cứ thành viên nào trong gia đình. Nhà có điều kiện hay vất vả đều phải chuẩn bị tươm tất. Người Nam Bộ có mâm cơm thể hiện đặc trưng của khí hậu, thổ nhưỡng, tâm thức văn hoá và những khát vọng tốt đẹp trong tương lai. Bữa cơm Tết Nam Bộ nhất định phải có thịt kho tàu, khổ qua dồn thịt, dưa hấu đỏ. Bữa cơm ấy, là đoàn tụ, là cái khổ đau, vất vả, khó khăn sẽ qua. Là những gì đẹp tươi, may mắn như màu sắc và hương vị ngọt ngào của dưa hấu đỏ. Là chuyện làm ăn hanh thông, để quanh năm bữa ăn đều có thịt cá vun đầy.

Thời cuộc đổi thay, nhịp sống hiện đại hối hả, xô bồ đã khiến bữa cơm gia đình có nhiều biến đổi. Cơm hộp, cơm hàng quán, cơm văn phòng… Những đứa trẻ con vừa ăn vừa cắm mặt xem tivi hay điện thoại thông minh…Những bữa cơm gia đình quây quần, đoàn viên, ấm áp dần thưa vắng. Ðó là một trong những nguyên nhân để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần lỏng lẻo, là căn cội của sự rạn vỡ, bất hoà. Gìn giữ bữa cơm gia đình, gìn giữ hồn cốt của văn hoá truyền thống để “Cơm lành, canh ngọt”, bếp ấm hơi người vẫn là câu chuyện trăn trở của không ít người./.

 

Phạm Quốc Rin

 

Chén cơm đồng bằng

Tôi sinh ra ở Bạc Liêu, một tỉnh xa xôi của đồng bằng sông Cửu Long. Ngày tôi còn bé, khoảng 60 năm trước, khi tôi biết bưng chén cơm lên ăn, là tôi được bà mẹ nghèo dầu dãi một sương hai nắng của mình dạy cho bài học về thái độ đối với hạt cơm.

Về đâu những hạt phù sa...

Dòng Mê Kông chảy vào đất Việt, từ bao đời nay gom góp phù sa hình thành nên đồng bằng châu thổ an lành, với cộng đồng dân cư mang dáng nét “văn hoá miệt vườn”, “văn hoá sông nước” hào sảng xứ này. Cà Mau - “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” - (Nguyễn Tuân) là miền đất tận cùng của đồng bằng châu thổ, được tạo nên bởi những hạt phù sa màu mỡ ấy.

Tản mạn về rồng

Rồng (âm Hán Việt gọi là long) là loài vật chỉ có trong huyền thoại được dân gian khắc hoạ hình tượng đầu sư tử, mình rắn, chân cọp, móng vuốt của chim ưng để biểu hiện sự dũng mãnh, uy lực.

Nhớ Tết quê

Bắt cá mùa nước rọt

Xóm tôi hầu như nhà nào cũng có ao, đìa, có đất nuôi tôm, chí ít cũng được vài ba công, lúc tôm thất cũng có cá lóc, cá phi, cá bống ăn qua bữa. Riêng nhà tôi chỉ mấy mét đất ven sông để cất nhà ở.

Xuân gần lại - Nhớ Tết xưa

Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024 đang đến gần. Tết Nguyên đán gắn liền với phong tục của người Việt Nam từ rất lâu đời, thế nhưng cái Tết ngày nay ít nhiều biến đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chuyến hàng cuối năm

Hồi nhỏ, tôi nghe ông nội tôi nói: “Nhờ có cách mạng mà ông bà mới có đất đai chia cho con cháu”. Sau này lớn lên tôi mới biết, nguồn gốc đất đai mà ba tôi và chú bác mỗi người vài công là do Nhà nước cấp cho giai cấp “bần cố nông” sau năm 1945, khi ta giành được chính quyền.

Chà gạo ăn Tết

Tôi không nhớ chính xác nhà mình thôi chở lúa đi chà gạo hồi nào, chỉ nhớ là cũng lâu lắm rồi. Bởi vậy, mấy ngày giáp Tết, tạt ngang nhà máy xay lúa ở ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, nhìn cảnh bốc vác, tất bật cân đong, vận chuyển gạo, nếp, tấm, cám... trong âm thanh rền rền, ù ù tiếng máy chạy xay lúa, bụi cám bám phủ mọi ngóc ngách, cảm giác hoài niệm ùa về.

Tản mạn về ảnh báo chí

Dù hơn 10 năm làm phóng viên nhưng chưa bao giờ tôi được đánh giá cao về kỹ năng hình ảnh, tự mình nhận thấy đó cũng là nhược điểm cần cải thiện nhiều thêm. Dự nhiều lớp tập huấn về ảnh báo chí, song, trong đầu cũng còn nhiều băn khoăn, chưa thông suốt. Ảnh báo chí là một yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm báo chí, thậm chí, trong một số trường hợp sẽ quyết định đến giá trị, sức sống, sự lan toả của tác phẩm báo chí. Hiểu điều ấy là một việc, song thực tế tác nghiệp, tôi và không ít đồng nghiệp đều loay hoay khổ sở với khâu hình ảnh.

Còn thương tre trúc sau vườn...

Theo dấu chân của những lớp người tiền nhân, nghề đan đát về với Cà Mau, cây tre, cây trúc cũng thành khoảnh, thành vườn, thân thuộc và đắc dụng chớ không còn mọc hoang tạp, vô năng. Nếu tính thời gian cũng đã hơn trăm năm. Ðiểm độc đáo của nghề đan đát ở Cà Mau là theo vùng, theo xóm, theo sự trao truyền, mỗi nơi có những sản phẩm đặc trưng, nổi danh riêng biệt. Như bên Thới Bình, nức tiếng nhất là mặt hàng mê bồ, cần xé; trong khi đó, miệt U Minh lại vang danh với những mặt hàng tinh xảo gia dụng như rổ, nia, sịa, sàng, thúng...