ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 13:26:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bức ảnh Bác Hồ

Báo Cà Mau Không biết các hoạ sĩ như anh Trần Văn Mười, Ngọc Phú, Hoài Thu... đã cùng nhau hoàn thành bức ảnh lãnh tụ như thế nào, mà sáng 31/1/1955, tại sân lễ đã thấy chân dung Bác hiện ra uy nghi, cao lớn lạ thường. Chưa bao giờ chúng ta được nhìn bức chân dung hiền dịu tươi cười mà trang nghiêm, lẫm liệt đến như vậy.

Do một hoạ sĩ trong nhóm hội hoạ tiến dẫn, các chiến sĩ đỡ bức ảnh từ xe Zeep xuống lộ, đưa vào khán đài và để bức ảnh lên chiếc bệ gỗ vững chắc, hai bên còn ràng dây kiềng chặt, gió không lay động được chân dung Bác.

Hoạ sĩ Phan Thái Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam - tỉnh Cà Mau gửi gắm vào bức tranh bằng tất cả tình cảm và lòng thành kính biết ơn công lao trời biển đối với Bác Hồ.  (Ảnh mang tính chất minh hoạ) Ảnh: NGUYỄN BẢO HOÀNG

Hoạ sĩ Phan Thái Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam - tỉnh Cà Mau gửi gắm vào bức tranh bằng tất cả tình cảm và lòng thành kính biết ơn công lao trời biển đối với Bác Hồ. (Ảnh mang tính chất minh hoạ) Ảnh: NGUYỄN BẢO HOÀNG

Các em thiếu nhi xúm nhau lại reo mừng: “Bác Hồ! Bác Hồ!”; “Chúng em yêu Bác Hồ!”. Từ chân dung nước sơn vừa ráo, đôi mắt Bác âu yếm nhìn các em, như nói: “Các cháu ngoan!”.

Các cụ già đi qua, tự nhiên lột khăn, dỡ nón kính chào, các nhà chân tu đến chắp tay xá xá thành kính. Vì ở trên cao, người đi đường từ xa đã nhìn thấy Bác. Bác lại nheo mắt nhìn mọi người: khoan dung và tin tưởng.

Xe chạy qua, khách bảo “bác tài” dừng lại ngắm chân dung Bác. Xuồng ghe và người đi bộ dọc bờ sông đều hướng về nơi “có Bác”.

Năm 1954, Bác vừa đi Chiến dịch Biên giới và theo dõi chỉ đạo Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, đôi mắt Bác hơi sâu và “nước da nâu vì sương gió” được các hoạ sĩ thể hiện rất đạt, chung đúc nên bức chân dung tôn nghiêm và giản dị. Tóc Bác mới hoa râm, nhưng má còn sâu hóp bởi những đêm thức khuya ngồi đánh máy chữ, soạn thảo công văn hoặc làm thơ.

Trăng và sao lấp lánh ở đâu trong mắt Bác, khi ta nhìn Bác, đôi mắt Bác như nhìn thẳng vào ta... Cứ như vậy, bà con cô bác, anh chị em gần xa đưa nhau đến mừng Bác Hồ trong ảnh. Dưới bức ảnh, Ban Tổ chức khẩn trương chuẩn bị khán đài và đặt bục nói chuyện nơi hợp lý nhất. Ở góc nào mọi người cũng thấy Bác nhìn theo.

Nghi thức lễ tân, chào cờ, mặc niệm chiến sĩ trận vong rồi hát bài “Lãnh tụ ca”, nhưng bấy giờ còn hát bài “Hồ Chí Minh muôn năm”! Và chào ảnh Cụ Hồ. Ðêm 31/1/1955, coi như có Bác cùng dự buổi mít tinh với hơn một trăm ngàn người dự. Khi anh Phạm Hùng nói những lời sắt son, thiết tha với đồng bào để tạm biệt, Bác vẫn nghe thấy rõ.

Qua phần lễ chính thức, đến chương trình văn nghệ, các cháu vũ điệu “Chúc thọ Bác Hồ” có câu: "Bác Hồ, đuốc sáng toàn dân. Vui múa ca chúc thọ Bác luôn sống hoài”. Các em tưởng Bác trìu mến nhìn xuống đàn cháu yêu quý. Ðến bài “Xin râu Bác Hồ” của Nhạc sĩ Trần Quang Ngọc, các em thấy chòm râu trong chân dung của Bác như rung rinh:

“Mong Bác Hồ cho chúng cháu xin

Một cái râu làm dây thân ái...

Khi bộ đội được lịnh xuống ca nô và tàu đầu bằng của đối phương ra vàm sông Ông Ðốc để lên tàu lớn, còn lại tấm ảnh khổng lồ của Bác, Ban Tổ chức và Bộ Chỉ huy không biết tính sao. Ðồng bào thị trấn xin để Bác ở lại với Cà Mau thân yêu, nhưng các anh lãnh đạo bảo đối phương sẽ tịch thu mất. Cuối cùng các chiến sĩ bồng súng dàn chào, công kênh chân dung của Bác đi tập kết. Chiều ngày 1/2/1954, ảnh Bác đã khoan thai ngự ở boong tàu Kilinski. Từ nơi đó, Bác nhìn rõ cuộc chia ly của kẻ ở người đi với những ước hẹn và lời thề chung thuỷ, dù chết chẳng đơn sai.

- Hồ Chí Minh muôn năm!

- Hồ Chí Minh muôn năm!

Loa truyền thanh hô vang lời tung hô vạn tuế lãnh tụ thiên tài ở bến chia ly, kết thúc 200 ngày tập kết, trước khi tàu rút thang lên, không còn đón khách nữa. Bỗng có một ngư dân nhảy đùng xuống biển nhanh nhẹn đến bám cầu thang leo lên ôm hôn chân dung Bác, nước mắt chảy ròng ròng. Rồi anh nhảy trở xuống biển, lội lại ghe buồm của mình trèo lên, ngó về phía Bác trên boong tàu cao lớn(*). Khi đến Sầm Sơn, bức ảnh được bộ đội rước vào phòng truyền thống sư đoàn. Nhìn chân dung Bác, nhớ Cà Mau 200 ngày tập kết, nơi Bác hiện ra như mặt trời sáng rực nắng mai ở sân lễ tiễn đưa.

(*) Chi tiết này lấy trong sách “Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến”

 

Nguyễn Bá

 

Sắc màu hát bội

Vào ngày 10/11 tới đây, nhiếp ảnh nữ tự hào có thêm niềm vui khi Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Hồng Nga tổ chức triển lãm cá nhân với chủ đề “Sắc màu trong hát bội”. Vốn chuyên chụp sân khấu, là phóng viên của Báo Sân khấu TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới ảnh, lại nặng tình với sân khấu, chị có cả kho ảnh đẹp, đủ sắc thái trong biểu diễn trên sân khấu: múa, rối nước, hát tuồng, hát bội... Năm 2006, chị được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Người chụp ảnh sân khấu nhiều nhất Việt Nam”.

Đại hội cơ sở Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030)

Chiều 6/11, tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Cà Mau, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau tổ chức Đại hội cơ sở bầu đại biểu đi dự Đại hội X Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau (nhiệm kỳ 2025-2030).

Khoảnh khắc phố biển

Gắn bó với nhiếp ảnh từ sở thích đi du lịch cùng bạn bè bằng xe máy, Trần Ngọc Thịnh muốn lưu lại những hình ảnh đẹp về vùng đất, con người nơi mình đến thăm. Năm 2012, anh mua chiếc máy ảnh cơ đầu tiên để tiện thể ghi lại nhiều hơn những khoảnh khắc đẹp trong các chuyến đi.

Thoả niềm đam mê đờn ca tài tử

Với niềm đam mê đã thấm sâu vào tâm hồn bởi những tiếng đờn, lời ca vọng cổ, thời gian qua, cùng với chính quyền địa phương, những người yêu thích bộ môn đờn ca tài tử (ÐCTT) trên địa bàn huyện Năm Căn đã tập hợp, thành lập những câu lạc bộ (CLB), cùng nhau giao lưu, chia sẻ để thoả niềm đam mê, góp phần “giữ lửa” phong trào ÐCTT tại địa phương.

Vợ chồng anh Duyên - Có duyên với Bonsai

Mặc dù tiếp cận với thú chơi bonsai chuyên nghiệp chưa đầy 4 năm, thế nhưng vợ chồng anh Phan Văn Duyên và chị Phan Ngọc Thuỳ (hội viên Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã sở hữu một nhà vườn đồ sộ, với số lượng lên đến ngàn cây, trong đó có nhiều cây đã thành phẩm. Ðây là thành quả khiến nhiều người đam mê thú chơi này ao ước.

“Hào quang và bóng tối”

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 là sân chơi chuyên nghiệp dành cho các nghệ sĩ cải lương, diễn ra từ ngày 25/10-15/11 tại Trung tâm Văn hoá TP Cần Thơ. Liên hoan năm nay có sự tham gia của gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ 30 đơn vị/đoàn nghệ thuật, với 34 vở diễn. Ðoàn Cải lương Hương Tràm của tỉnh Cà Mau tham gia Liên hoan với vở cải lương “Hào quang và bóng tối”; tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Ðăng Chương; chuyển thể cải lương: tác giả Hoàng Song Việt; đạo diễn dàn dựng: NSND Trần Ngọc Giàu...

Vẻ đẹp cảm xúc

Đến với nhiếp ảnh rất muộn ở tuổi xế chiều và luôn coi mình là “nghiệp dư”, tuy nhiên, Nhiếp ảnh gia Minh Hải (Nguyễn Thị Minh Hải) được đánh giá cao. Chị gặt hái nhiều thành công với mảng ảnh về động vật hoang dã, ngoài ra còn có ảnh về di sản, di tích, làng nghề, phong cảnh làng quê ở khắp nơi.

NSƯT Tú Sương: "Con nhà nòi càng không được sơ suất"

Là đời thứ 5 của gia tộc cải lương Bầu Thắng - Minh Tơ, NSƯT Tú Sương được sự dạy dỗ nghiêm khắc từ gia đình mới thành danh như hiện nay. Ðối với chị, đó là quá trình gian khổ để tích luỹ và thăng hoa.

Thong dong dạo chơi

Trước đây, chị Hoàng Thu Hương công tác tại Phòng Hậu cần, Công an TP Hồ Chí Minh, sau khi nghỉ hưu, chị tìm đến nhiếp ảnh và coi đó như một đam mê, vừa được du lịch, vừa ghi lại cảnh đẹp của đất nước, con người.

Bình dị mái lá

Miền Tây nói chung, Cà Mau nói riêng, là vùng đất có sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Từ thời xa xưa, xứ Cà Mau rất hoang vu, các bậc tiền nhân ra sức khai hoang xây làng, lập xóm. Họ đã dùng lá dừa nước để làm nguyên liệu cất nhà và nhà lá đã trở thành một kiểu nhà phổ biến nhất ở Cà Mau.