ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-4-25 21:54:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Báo Cà Mau Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

​​​​​​​40 đại biểu, hộ dân nuôi tôm siêu thâm canh trong tỉnh tham gia hội thảo.

Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau" được thực hiện từ tháng 6/2023-6/2025 do GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau làm cơ quan chủ quản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp thực hiện.

Tiến sĩ Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đánh giá cao tính khả thi của dự án.

Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-RAS) trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trước cuộc hội thảo tổng kết dự án này, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực nghiệm mô hình và hội thảo đầu bờ tại 3 hộ thuộc xã: Hoà Tân, TP Cà Mau; Hàm Rồng, huyện Năm Căn và Khánh An, huyện U Minh.

GS.TS. Trần Ngọc Hải, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, chủ nhiệm dự án, giải đáp thắc mắc, chia sẻ kinh nghiệm cùng các hộ nuôi tôm tại hội nghị.

Từ mô hình thực nghiệm tôm nuôi từ 70-90 ngày ở 3 mô hình, kết quả: các yếu tố môi trường rất ổn định; khối lượng tôm thu được trung bình ở 3 mô hình khoảng 26,2g/con, tỷ lệ sống trung bình của tôm là 61,7 %, năng suất trung bình là 4,28 kg/m2 (42,8 tấn/ha/vụ). Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh CTU - RAS thực hiện thành công tại tỉnh Cà Mau, đạt các chỉ tiêu đề ra.

Anh Lê Hoàng Hợp chia sẻ ưu và nhược điểm của mô hình, trong quá trình nuôi thực tế tại gia đình (xã Khánh An).

GS.TS. Trần Ngọc Hải cho biết: “Ưu điểm của mô hình là thân thiện môi trường, với hệ thống lọc nước tuần hoàn, nước thải và chất thải được xử lý qua lọc sinh học; tiết kiệm diện tích do diện tích lọc sinh học xử lý nước chỉ chiếm 25-30% tổng diện tích nuôi. Tôm nuôi đạt năng suất và sản lượng cao, có thể nhân rộng quy trình CTU-RAS cho các nông dân, công ty, doanh nghiệp nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tại tỉnh Cà Mau. Sản phẩm sạch, tự nhiên, chất lượng cao, an toàn thực phẩm (không dùng kháng sinh, sử dụng thức ăn thiên nhiên là bí đỏ). Có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh vào quản lý, vận hành”.

Mô hình có thể triển khai ở các quy mô nhỏ - lớn khác nhau, nông hộ - công ty, ở vùng ven biển hay đặc biệt là vùng đồ thị nội địa…

Hội thảo đầu bờ Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại hộ ông Phùng Văn Vĩnh, ấp Bùng Binh, Xã Hòa Tân, TP Cà Mau.

Bổ sung thức ăn thiên nhiên là bí đỏ, giảm lượng và giảm chi phí thức ăn, khoáng và hoá chất, giúp màu tôm đẹp.

Tiến sĩ Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, đánh giá: “Mô hình có thể triển khai từ nông thôn đến thành thị, rất tiện lợi, dễ thực hiện khi cần tăng diện tích nuôi, ít thay nước, thân thiện môi trường bởi có thể kiểm soát được sả thải ra môi trường. Bà con thực hiện mô hình cần tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhà khoa học; nguồn tôm giống phải đảm bảo từ đầu vào, đây là một trong yếu tố quyết định hiệu quả nuôi. Mong chủ nhiệm dự án tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành quy trình nuôi, giúp nông dân Cà Mau nuôi tôm đạt năng suất, hiệu quả trong thời gian tới”.

Loan Phương

 

 

 

 

 

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Biển thôi hào phóng

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, sự xâm hại quá mức của con người đã làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) trên biển.

Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai

Xuất thân từ gia đình thuần nông, với tính cần cù, chịu khó và nhạy bén, chị Ðặng Hồng Ðông, ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân, đã kết nối với công ty ở tỉnh Ðồng Tháp, xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai tại gia đình. Hiện tại, mô hình nuôi phát triển tốt và có nhiều triển vọng kinh tế.

Ðồng vợ đồng chồng thoát nghèo

Tại ấp Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, vợ chồng chị Hồ Thị Thanh Xuân và anh Lâm Văn Khởi là tấm gương tiêu biểu về sự kiên trì, vượt qua khó khăn để thoát nghèo.

Nhãn hiệu chứng nhận cho nghêu Ðất Mũi

Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.