ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 11:22:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Báo Cà Mau Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Huyện Trần Văn Thời hiện có 2.191 hộ đồng bào dân tộc Khmer, với 8.751 khẩu. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021-2030, huyện đã giải ngân hàng chục tỷ đồng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất; chuyển đổi nghề; nước sinh hoạt phân tán và triển khai thực hiện các dự án định canh, định cư xen ghép cho đồng bào ở các xã, ấp đặc biệt khó khăn, vùng DTTS trên địa bàn. Từ đó, đời sống đồng bào từng bước nâng lên, hộ dân tộc nghèo ngày càng giảm.

Qua kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, giai đoạn 2022-2025; cuối năm 2024, toàn huyện còn 80 hộ nghèo dân tộc Khmer (giảm 36 hộ so với năm 2023), chiếm 23,39% so với tổng số hộ nghèo trong huyện; có 73 hộ cận nghèo (giảm 38 hộ so với năm 2023), chiếm 16,18% so với tổng số hộ cận nghèo trong huyện.

Mô hình trồng cây ăn trái của ông Danh Mạnh Khuynh ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Mô hình trồng cây ăn trái của ông Danh Mạnh Khuynh ở ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Thực hiện Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện năm 2025, huyện tổ chức khởi công xây dựng mới 18 căn nhà cho hộ đồng bào dân tộc Khmer, đến nay đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Chị Nguyễn Thị Út Nhỏ, ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, vừa được hỗ trợ xây mới căn nhà, cho biết: "Lúc trước, mỗi khi trời mưa, nhà dột, phải dùng cao su che mưa, giờ có căn nhà mới, gia đình tôi rất mừng và biết ơn Nhà nước. Tôi hứa sẽ cố gắng làm ăn để vươn lên trong cuộc sống".

Huyện đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống như: điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt. Từ đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc ngày càng khởi sắc.

Ông Kim Văn Thân, Ấp 7, xã Khánh Bình Ðông, chia sẻ: "Trước kia, con lộ ở đây chỉ có 1,5 m, việc đi lại của học sinh cũng như làm ăn mua bán của người dân gặp trở ngại. Từ khi được Nhà nước làm lộ 2,5 m, bà con đi lại làm ăn mua bán thuận lợi, ai cũng phấn khởi".

Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước, các ngành, các cấp; những năm qua, trên địa bàn huyện xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu đồng bào dân tộc Khmer trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh, nhiều hộ có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hằng năm, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và các điểm trường mở các lớp dạy chữ Khmer hè, tặng tập, sách và dụng cụ học tập cho các em. Qua 5 năm, đã tổ chức được 43 lớp, có 756 em theo học.

Trong các ngày lễ, Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, các cấp, các ngành đều quan tâm, tạo điều kiện và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay, huyện tổ chức họp mặt đồng bào dân tộc Khmer tiêu biểu trên địa bàn, tặng 136 suất quà cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành huyện và các xã, thị trấn. Ngoài ra, có 245 hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và cán bộ hưu trí là người dân tộc Khmer được tặng quà.

Nhờ địa phương triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS, cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn của bà con, đời sống đồng bào không ngừng cải thiện, đồng bào luôn tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển./.

 

A.Quốc

 

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.

Cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên gương mẫu phát triển kinh tế

Không trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước và sự trợ giúp của địa phương, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Ngô Văn Xuyên (72 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân) luôn siêng năng, cần cù, tích cực trong lao động, thực hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả để tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Chuẩn bị xuống giống vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang tập trung làm đất, chuẩn bị sẵn sàng lúa giống và các loại vật tư nông nghiệp, chờ đến lịch mùa vụ sẽ tiến hành xuống giống vụ lúa hè thu.

Gỡ khó, tạo đột phá cho kinh tế lâm nghiệp

Thời gian qua, rừng và đất lâm nghiệp không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện sinh kế, giảm nghèo, mà còn mang lại giá trị trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện nay, kinh tế lâm nghiệp vẫn chưa được phát huy xứng tầm với tiềm năng, do vẫn còn những điểm nghẽn.

Mùa chụp đìa

Vào mùa hạn, khi những cánh đồng nhấp nhô rơm rạ, các con kênh khô nước cũng là lúc vào mùa chụp đìa. Ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, mùa này là lúc bà con nô nức cùng nhau vần công để chụp đìa, chia cá. Dân ở xứ cá đồng cũng vui lây vì có thêm thu nhập lúc nông nhàn.

Hợp tác xã “Cây ăn trái sạch Khánh Hưng” hướng đến môi trường kinh doanh điện tử

Ðược thành lập và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, Hợp tác xã (HTX) "Cây ăn trái sạch Khánh Hưng", xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng. Ðặc biệt, HTX đang hướng đến môi trường kinh doanh điện tử, nhằm quảng bá sản phẩm và bắt nhịp với quá trình chuyển đổi số.

Sản xuất con giống - Phát triển nghề nuôi thuỷ sản

Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.

Triển vọng nuôi cá tra thương phẩm

Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.

Ðổi mới để nuôi tôm hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trong huyện đã đổi mới, sáng tạo và thành công với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có không ít mô hình là sáng kiến mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng.

Tạo động lực bứt phá cho ngành tôm

Ngành tôm - ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục giữ vai trò chủ lực đóng góp cho phát triển kinh tế tỉnh, đóng góp 49% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2024, ước đạt 7.476 tỷ đồng. Không chỉ mang lại nguồn thu lớn, góp phần đưa Cà Mau vươn tầm trên bản đồ thuỷ sản Việt Nam và thế giới, ngành tôm còn tạo sinh kế bền vững cho hàng trăm ngàn hộ dân, thúc đẩy mô hình hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ.