ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 10:15:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chạy nước rút thu ngân sách

Báo Cà Mau Tuy còn 1 tháng nữa mới kết thúc chặng đường thu ngân sách năm 2024, nhưng đến thời điểm này, công tác thu ngân sách của tỉnh đã gần chạm đích. Ðây là kết quả từ sự chỉ đạo kỳ quyết của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của toàn ngành thuế, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị, địa phương và hơn hết là sự đồng hành, chấp hành tốt nghĩa vụ, pháp luật của người nộp thuế.

Ông Châu Vĩnh Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, đánh giá: “Năm 2024, tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động, tác động không nhỏ đến công tác thu ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, bằng sự chủ động khai thác nguồn thu, tham mưu UBND tỉnh giao dự toán thu từng quý kịp thời cho từng đơn vị, phù hợp với nguồn thu thực tế phát sinh, từ đó góp phần cho công tác chỉ đạo, điều hành thu ngân sách tỉnh đạt kết quả khá cao”.

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) được Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HÐND tỉnh giao cho ngành Thuế tỉnh là 5.230 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/11, tổng thu NSNN là 5.117 tỷ đồng, đạt 98% dự toán năm, tăng 6% so với thực hiện cùng kỳ. Trong đó, cấp tỉnh thu đạt 4.095 tỷ đồng, đạt 99% dự toán năm; cấp huyện thu đạt 1.022 tỷ đồng, đạt 93% dự toán năm.

Nguồn thu nổi bật là thu xổ số kiến thiết 1.965 tỷ đồng, đạt 108%, ước thu cả năm đạt 2.255 tỷ đồng, vượt 24% dự toán năm, do Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau phát hành thêm số lượng vé số trong tháng 2/2024, tỷ lệ tiêu thụ vé số trên 90% và doanh số phát hành xổ số được tăng hạn mức trong quý IV. Thu từ cụm Khí - Ðiện - Ðạm được trên 433 tỷ đồng, đạt 93,1%. Ðối với nguồn này, dự kiến ước thu cả năm đạt 508 tỷ đồng, vượt 9% dự toán năm, do lợi nhuận của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau tháng 12/2023 tăng nên công ty nộp NSNN 54 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều nguồn thu khác đến thời điểm này đã đạt và vượt dự toán được giao như: thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 620 tỷ đồng, đạt 97%; thuế bảo vệ môi trường thu 305 tỷ đồng, đạt 111%; thu lệ phí trước bạ 171 tỷ đồng, đạt 104% dự toán; thu phí, lệ phí gần 90 tỷ đồng, đạt 119%; thu tiền thuê mặt đất, mặt nước gần 40 tỷ đồng, đạt 173%; thu khác ngân sách 306 tỷ đồng, đạt 145%... Một số dự án điện gió đi vào vận hành thương mại cũng góp phần tăng thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Theo ngành thuế, nguồn thu lệ phí trước bạ hiện là 171 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, chủ yếu thu từ xe ô tô, xe máy.

Theo ngành thuế, nguồn thu lệ phí trước bạ hiện là 171 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, chủ yếu thu từ xe ô tô, xe máy.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nguồn thu tiền sử dụng đất, hiện chỉ đạt 39,3%, với 275 tỷ đồng, ước cả năm đạt 365 tỷ đồng, bằng 52% dự toán năm. Nguyên nhân đạt thấp là do nguồn thu này chủ yếu phát sinh từ hộ, cá nhân, còn trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh dự án mới phải nộp tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, do thực hiện một số chính sách hỗ trợ người nộp thuế cũng ảnh hưởng, giảm thu NSNN với khoảng 370 tỷ đồng.

Mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, tình hình thế giới và trong nước dự báo sẽ tác động, tạo áp lực lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN những tháng cuối năm của ngành thuế, tuy nhiên, với sự quyết tâm, ngành thuế dự kiến tổng thu NSNN năm 2024 ước đạt 5.760 tỷ đồng, vượt 10% dự toán năm, tăng 3% so với thực hiện cùng kỳ. Riêng nguồn thu tiền sử dụng đất không đạt dự toán năm, các nguồn thu còn lại đều đạt và vượt dự toán năm. Trong đó, cấp tỉnh ước thu cả năm đạt 4.620 tỷ đồng, vượt 12% dự toán năm; cấp huyện ước thu cả năm đạt 1.140 tỷ đồng, vượt 4% dự toán năm.

Ðể đạt mục tiêu trên, ông Châu Vĩnh Thuận chia sẻ: “Các phòng, chi cục trưởng chi cục thuế khu vực triển khai hiệu quả các giải pháp thu NSNN, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo khẩu hiệu thi đua của Tổng cục Thuế đặt ra từ đầu năm là “Kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả; thi đua nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thuế năm 2024, lập thành tích chào mừng 80 năm Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam”.

Cụ thể, từ nay đến cuối năm bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, HÐND, UBND tỉnh để tổ chức các giải pháp thu ngân sách. Trong đó, cần tập trung phân tích, rà soát, xác định các nguồn thu còn tiềm năng để xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp khai thác tăng thu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai kịp thời các chính sách về gia hạn, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho NSNN.

"Thực hiện tốt chính sách, pháp luật về quản lý thuế, đảm bảo minh bạch, công bằng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế. Ðồng thời, xây dựng, nâng cấp kịp thời các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy việc chuyển đổi số trong ngành thuế. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội ngành, đổi mới phương pháp làm việc, chấn chỉnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế những tháng cuối năm, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra", ông Châu Vĩnh Thuận quyết tâm./.

 

Hồng Nhung

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Mạnh, giàu từ biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: “Chú trọng phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững”. Ðến nay, mục tiêu vươn ra biển, làm giàu từ biển của Cà Mau đang dần được hiện thực hoá.