ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-6-24 09:01:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng bệnh sốt xuất huyết mùa mưa

Báo Cà Mau Hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, một số nơi xuất hiện mưa, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết (SXH). Do đó, ngành y tế đang tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế chủ động các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hằng năm, cứ bước vào mùa mưa, bệnh SXH lại gia tăng. Nếu người dân lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp diệt lăng lăng, diệt muỗi thì nguy cơ bệnh SXH sẽ gia tăng và bùng phát.

Dụng cụ chứa nước có rất nhiều lăng quăng và muỗi tại một hộ dân.

Bác sĩ Nguyễn Quan Phú, Phó giám đốc Phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau, cho biết: “Muỗi đẻ trứng ở những nơi có nước đọng như trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt gia đình, các vật dụng xung quanh nhà; từ 2-3 ngày sẽ phát triển thành lăng quăng và thành muỗi. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra, đậy kín các dụng cụ chứa nước; thả cá bảy màu để diệt lăng quăng; loại bỏ các vật dụng, phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng; phòng tránh muỗi cắn và tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi”.

Ðể chủ động kiểm soát bệnh SXH, Sở Y tế tổ chức 2 đoàn đến kiểm tra, đôn đốc trung tâm y tế các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó, nhân rộng các mô hình phòng, chống  SXH trong thời gian qua, đồng thời tập trung tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh tại các hộ gia đình.

Ðoàn kiểm tra công tác diệt lăng quăng, diệt muỗi tại huyện Cái Nước.

Bác sĩ Hồng Mùng Hai, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, cho biết: “Ðược sự chỉ đạo của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trước khi bước vào mùa mưa, chúng tôi đã tăng cường đến các xã, thị trấn kiểm tra công tác phòng, chống dịch; tăng cường các giải pháp diệt lăng quăng hiệu quả trong thời gian qua như: nhân rộng mô hình nuôi cá bảy màu trong Nhân dân để thả vào các dụng cụ chứa nước, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh tại các hộ gia đình”.

Mặc dù đã được tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhưng một bộ phận người dân vẫn còn lơ là, chưa thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi. Qua kiểm tra thực tế ở một số hộ dân cho thấy, những vật dụng chứa nước có lăng quăng xung quanh nhà còn rất nhiều, đây là nguyên nhân làm cho dịch bệnh gia tăng và khó kiểm soát.

Vật dụng, phế thải xung quanh nhà là nơi để muỗi sinh sản khi mưa xuống.

Bác sĩ Trần Quang Khoá, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện nay bước vào mùa mưa, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, do đó chúng tôi chỉ đạo các cơ sở y tế quan tâm, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ổ dịch và xử lý triệt để, không để dịch bệnh lây lan. Ðối với các cơ sở khám, chữa bệnh cũng chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, hoá chất, dịch truyền để tiếp nhận điều trị. Dù số ca mắc SXH có giảm hơn so với cùng kỳ; nhưng số ca mắc bệnh nặng gia tăng. Chính vì vậy, cần quan tâm phòng, chống dịch hiệu quả. Ngoài ra, chỉ đạo ngành y tế các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là theo dõi, khi phát hiện bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp diễn biến nặng”.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 220 ca mắc SXH, tập trung nhiều ở TP Cà Mau, huyện Cái Nước, Trần Văn Thời... Mầm bệnh SXH đã tồn tại trong cộng đồng, số ca mắc xảy ra rải rác ở tất cả các địa phương, khi điều kiện thuận lợi, mầm bệnh sẽ phát triển và bùng phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh SXH ngay thời điểm này là rất quan trọng./.

 

Minh Khang

 

Chủ động phòng bệnh lúc chuyển mùa

Hiện nay, mặc dù đã bước vào thời điểm đầu hè, cũng là giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, nhưng tình trạng nắng nóng vẫn còn khá gay gắt. Nền nhiệt hằng ngày vẫn còn cao, dễ gây sốc nhiệt (say nắng, cảm nắng), nhất là đối với trẻ nhỏ.

Bệnh không lây nhiễm được quản lý tại cộng đồng

Bệnh không lây nhiễm là một trong những bệnh căn bệnh nguy hiểm và phổ biến trong cộng đồng, được xem là “sát thủ” thầm lặng khi gây ra nhiều biến chứng và xu hướng của bệnh ngày càng trẻ hoá. Tuy nhiên những căn bệnh này có thể được chẩn đoán và quản lý ngay tại tuyến cơ sở.

Tăng cường kiểm tra - Ðảm bảo an toàn thực phẩm

Nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), từ đầu năm đến nay, huyện Thới Bình tăng cường các đợt kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng (NTD).

Ðảm bảo dinh dưỡng và an toàn

Trong công tác chăm sóc trẻ, các điểm trường mẫu giáo, mầm non đặc biệt quan tâm việc đảm bảo dinh dưỡng, an toàn bữa ăn cho trẻ. Trường Mẫu giáo Bông Hồng (Phường 5, TP Cà Mau) hiện có 9 lớp với 237 trẻ đang theo học. Nhà trường thực hiện bữa ăn bán trú gồm bữa sáng, bữa chính và bữa xế phụ.

Ðề phòng ngộ độc thực phẩm

Ðã qua, tại Cà Mau chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng thời điểm giao mùa này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Thế nên, việc cẩn trọng trong lựa chọn thức ăn, thực phẩm là điều cần thiết.

Các dấu hiệu tim mạch cần được cấp cứu

Bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Các trường hợp bệnh tim mạch khẩn cấp nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Nhận biết các dấu hiệu tim có vấn đề để kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng góp phần tăng cơ hội sống và phục hồi của người bệnh.

Lợi ích của việc tầm soát sớm bệnh ung thư

Hiện nay, ung thư được xem là “án tử” đối với những bệnh nhân chẳng may mắc phải. Bởi thực tế, khoa học vẫn chưa tìm ra được liệu pháp điều trị hiệu quả căn bệnh chết người này. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công ở giai đoạn đầu và việc điều trị kéo dài sự sống cho người bệnh vẫn có hiệu quả tích cực. Giải pháp tối ưu đó chính là việc tầm soát thường xuyên các dấu hiệu của căn bệnh ung thư.

Phòng bệnh sốt xuất huyết mùa mưa

Hiện nay, thời tiết bắt đầu chuyển mùa, một số nơi xuất hiện mưa, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết (SXH). Do đó, ngành y tế đang tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở y tế chủ động các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

An toàn thực phẩm gắn với an sinh xã hội và văn minh đô thị

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, vấn đề lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, mua bán... nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Vì sự phát triển toàn diện của trẻ

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Dinh dưỡng tạo nền tảng cho sự tăng trưởng, phát triển trí não và sức khoẻ trong suốt cuộc đời của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần có những kiến thức nhất định để thực hành chăm sóc đúng, tạo sự phát triển vững chắc từ bên trong cho trẻ.