ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 20:22:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cho chữ mùa Vu lan

Báo Cà Mau Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.

Có rất nhiều người được thầy mời gọi thì tò mò đến xem, rồi xin chữ. Thầy hỏi thăm sơ qua hoàn cảnh gia đình, biểu khách nêu nguyện vọng hoặc gợi ý những nội dung phù hợp. Với trẻ nhỏ, thầy gợi ý những câu như: “Chăm ngoan học giỏi”, “Con ngoan trò giỏi”, hoặc nếu muốn viết biếu cha mẹ thì những câu về hiếu nghĩa. Với độ tuổi học sinh THCS, THPT thì “Công thành danh toại”. Với người lớn, tuỳ hoàn cảnh, tâm nguyện, mong muốn mà thầy gợi ý những câu chữ phù hợp.

Cũng có người biết, chủ động đến xin chữ, nhưng phần nhiều khách nhờ thầy mời gọi mới được tiếp cận chữ thư pháp. Họ tỏ ra thích thú khi chính bản thân mình cũng có được trong tay tờ thư pháp ý nghĩa để mang về tặng người thân với bao yêu thương, niềm ước mong, kỳ vọng được gửi gắm...  

Khi trò chuyện được biết, thầy tên Lê Hoàng Sơn, từng là giáo viên môn Hội hoạ, về hưu được 3 năm. Quê thầy ở tận TP Hồ Chí Minh, cha thầy là người giỏi thư pháp, thầy học viết từ cha mình. Giờ về hưu, có thời gian nhiều nên thầy phát triển đam mê.

Với thầy Lê Hoàng Sơn, cho chữ, đem lại niềm vui cho nhiều người cũng là cách làm thiện nguyện.

Với thầy Lê Hoàng Sơn, cho chữ, đem lại niềm vui cho nhiều người cũng là cách làm thiện nguyện.

“Ðịa điểm chính của tôi là ở phía ngoài cổng Khu Tưởng niệm Bác Hồ, Phường 1. Cũng thường mở lớp dạy viết thư pháp miễn phí cho các em học sinh, nhất là vào dịp hè. Cũng hay đi nơi này, nơi kia viết chữ tặng miễn phí, thường là các chùa vào dịp Tết, lễ Vu lan...”, thầy chia sẻ.

Bàn bên cạnh thầy là một chàng trai thư sinh, đang nắn nót từng con chữ. Thầy giới thiệu, em là học sinh THPT, vì mê chữ thư pháp, đã theo “thụ giáo” thầy.

Ðược biết, em tên là Ðặng Trung Kiên, quê xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, là học sinh Trường THCS và THPT Tân Lộc, nhập học tới em vào lớp 12. Năm trước, khi trường tổ chức Hội chợ Xuân, thầy Lê Hoàng Sơn đến tặng chữ thư pháp nơi đây. Vì thích thú, Kiên đã “đeo theo” coi thầy viết và ngỏ ý muốn được “thử sức” bộ môn này.

“Em thích chữ thư pháp và muốn học để được tự tay viết những lời hay ý đẹp trên những bức tranh tặng cho mọi người. Ðây cũng là nét văn hoá của dân tộc Việt Nam, nên em muốn tham gia để có thể gìn giữ và làm đẹp thêm cho cuộc sống”, Kiên bộc bạch.

“Thầy đồ” Ðặng Trung Kiên trìu mến cắt nghĩa cho bé những chữ viết tặng trong bức thư pháp.

“Thầy đồ” Ðặng Trung Kiên trìu mến cắt nghĩa cho bé những chữ viết tặng trong bức thư pháp.

Gặp vợ chồng anh Nguyễn Ý Nguyện cùng con trai ở ấp Thuận Long, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi, đến chùa Thiền Lâm tham dự lễ Vu lan và ghé xin chữ, anh cho biết, anh xin 3 bức tranh thư pháp, 1 bức cho con với nội dung cầu mong bình an; 2 bức còn lại cho cha mẹ hai bên với câu chữ thể hiện hiếu đạo. Anh Nguyện chia sẻ: “Thầy viết chữ miễn phí, còn nẹp nếu ai cần dùng thì gửi chi phí lại mỗi cặp 20 ngàn đồng. Thầy bỏ nhiều công viết cho mình tới 3 bức, nhận không thì ngại nên nhờ thầy gắn thêm khung nẹp để hỗ trợ lại phần chi phí”.

Vợ chồng anh Nguyễn Ý Nguyện và con trai rất vui vì xin được chữ ý nghĩa tặng những người thân yêu.

Tôi thầm nghĩ, cuộc sống sẽ thêm sắc màu tươi vui, ấm áp bởi những suy nghĩ và hành động đẹp của người cho và người nhận thế này./.

 

Huyền Anh

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.