ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-12-24 21:02:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động bảo vệ rừng mùa khô

Báo Cà Mau (CMO) Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm của lực lượng làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng cùng với sự nỗ lực của cộng đồng dân cư nên mùa khô 2016-2017, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời không xảy ra cháy rừng. Mùa khô 2018, các đơn vị có rừng trên địa bàn huyện chủ động triển khai, thực hiện quyết liệt công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR).

Xã Khánh Bình Tây Bắc có diện tích rừng 554 ha nằm trên địa bàn Ấp 1, Ấp 2 và Ấp 3. Ông Bùi Chí Ngạn, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã lộ giao thông cơ bản đảm bảo cho việc vận chuyển phương tiện chữa cháy thuận lợi hơn. Ngoài ra, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư đào mới, nạo vét. Đặc biệt, hiện nay ý thức của người dân trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng được nâng lên góp phần cho công tác PCCCR tốt hơn". 

Nhiều tổ chức, cá nhân thường xuyên đến thăm hỏi, động viên lực lượng PCCR.

Tuy nhiên, tình hình thời tiết hiện nay diễn biến phức tạp, diện tích rừng của xã nằm xen kẽ với đất nông nghiệp, ý thức một bộ phận người dân về phòng cháy còn hạn chế nên công tác PCCCR và cháy nổ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là người dân sống trên lâm phần, khu vực đông dân cư có những hoạt động phức tạp như đốt rơm, đốt đồng, vào rừng lấy mật ong trái phép và bất cẩn trong sử dụng lửa, sử dụng điện… Hiện mực nước xuống thấp, thảm thực bì bị khô nên khả năng cháy rừng xảy ra rất cao. “Vì vậy, Đảng uỷ, UBND xã tập trung chỉ đạo và phối hợp các đơn vị có liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền người dân nâng cao ý thức PCCCR, phân công lực lượng trực tại xã, tại ấp, trực chòi quan sát 24/24”, ông Ngạn thông tin thêm.

Để chủ động và đảm bảo cho công tác PCCCR, xã Khánh Bình Tây Bắc xây dựng lực lượng tăng cường cho công tác này. Cụ thể, lực lượng trực tại xã 13 người/ngày theo phân công của Ban Chỉ đạo PCCCR và cháy nổ của xã. Lực lượng này gồm có tổ tuyên truyền, tổ trực máy bơm, tổ tuần tra, kiểm tra (khi có cháy xảy ra trực tiếp chỉ đạo, điều động lực lượng). Bên cạnh đó còn có lực lượng của 13 ấp. Đối với ấp không có rừng thì thành lập 1 tổ gồm 6 người sẵn sàng phối hợp với Ban Chỉ đạo xã trong việc chữa cháy rừng và điều động lực lượng khi có cháy nổ xảy ra. Đối với mỗi ấp có rừng, thành lập một tổ gồm 6 người, có nhiệm vụ phân công trực chòi quan sát lửa, điều động lực lượng trực hằng ngày. Hiện nay, xã có 3 chòi quan sát, mỗi chòi có 4 người trực/ngày và đảm bảo trực 24/24, đây là những hộ dân được nhận đất rừng và cán bộ ấp của 3 ấp có rừng gồm Ấp 1, 2 và 3.

Ông Trương Minh Tấn, người dân ở Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Gia đình tôi có 0,6 ha đất trồng rừng, từ khi giao nhận đất đến nay khoảng 30 năm thì cũng ngần ấy thời gian tôi tham gia PCCCR mùa khô hằng năm. Không riêng tôi mà bà con ở đây giờ đã nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng vì đó là tài sản của mình và cũng góp phần cùng với địa phương giữ gìn màu xanh của rừng tràm”.

Ngoài sự chủ động của những địa phương có rừng, sự tham gia tích cực của người dân trong công tác PCCCR, Ban Chỉ đạo Bảo vệ phát triển rừng huyện Trần Văn Thời hướng dẫn các đơn vị chủ rừng thực hiện việc đóng các bửng cống, đắp các đập để ngăn mặn, giữ ngọt, giữ nước phục vụ sản xuất. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện, các đơn vị trực tiếp quản lý rừng nghiêm túc triển khai các phương án PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ"; theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp chủ động phòng cháy ở khu vực rừng có nguy cơ dễ xảy ra cháy cao; các ngành có liên quan, chính quyền địa phương tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng người dân ra vào rừng mùa khô để lấy ong hoặc săn bắt động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Anh Thư

Giảm sức người, tăng hiệu quả

Những năm qua, các công ty, xí nghiệp và nông dân trong tỉnh quan tâm thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực, nhằm giải phóng sức lao động ở công việc nặng nhọc, ảnh hưởng sức khoẻ. Ðây cũng là một trong những giải pháp góp phần đảm bảo an toàn lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Tâm huyết với nghề làm bánh phồng

Có hơn 20 năm gắn bó với công việc chế biến và kinh doanh bánh phồng tôm, hộ bà Dương Thị Quyết (Ấp 2, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong quá trình chế biến, để đưa nhiều sản phẩm chất lượng đến với khách hàng.

Giải pháp tài chính hay “bẫy nợ” tiềm ẩn?

Thẻ tín dụng hiện nay trở thành công cụ tài chính phổ biến, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự gia tăng sử dụng thẻ tín dụng cũng kéo theo những mối nguy không thể xem nhẹ.

Mùa gặt thuê trên đất lúa – tôm

Thời điểm này, các cánh đồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, đang vào mùa chín rộ, người dân tranh thủ thuê nhân công gặt lúa. Ðây là dịp để những người gặt lúa thuê bắt đầu công việc mưu sinh theo thời vụ, có thêm thu nhập.

Khô cá bổi vào vụ Tết

Thời điểm này, tại làng nghề làm khô cá bổi ở ấp Ðá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời nhộn nhịp không khí sản xuất phục vụ thị trường tết Nguyên đán.

Vốn tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang chung tay thực hiện hiệu quả Nghị định số 28/2022/NÐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) (Chương trình). Về vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi cụ thể cùng ông Nguyễn Thanh Ðồng, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh.

Thay đổi tư duy sản xuất

Huyện Năm Căn có thế mạnh nuôi thuỷ sản, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân trên địa bàn nuôi tôm quảng canh truyền thống, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; cùng với đó, loại hình nuôi này đang chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nên năng suất không cao. Nhằm từng bước thay đổi phương thức sản xuất cho người dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, UBND xã Ðất Mới tổ chức lớp học hiện trường ứng dụng công nghệ vi sinh trong nuôi tôm sú quảng cảnh cải tiến (QCCT).

Hiệu quả từ gỡ khó cho đối tượng nộp thuế

Năm 2024, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tỉnh giao cho TP Cà Mau là 530 tỷ đồng. Tính đến ngày 8/12, tổng thu NSNN trên địa bàn thành phố được 518,018 tỷ đồng, đạt 97,74% dự toán tỉnh giao; có 3/7 nguồn thu và 13/16 đơn vị xã, phường đạt dự toán pháp lệnh năm 2024.

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.