ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 17-3-25 12:46:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chú trọng nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng

Báo Cà Mau Trước tình hình tôm nuôi theo hình thức quảng canh truyền thống gặp nhiều rủi ro, ngành nông nghiệp huyện Năm Căn phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hình thức nhằm tạo giải pháp bền vững và tăng sản lượng.

Qua thống kê, hiện toàn huyện có 661,63 ha/469 hộ nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh (tăng 110,06 ha so với cùng kỳ), đạt 132,33% kế hoạch; 14.070 ha/4.395 hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến (tăng 550 hộ so với cùng kỳ), đạt 100,50% kế hoạch. Ðặc biệt, tôm nuôi ở Năm Căn đã được nhiều tổ chức cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn xuất khẩu, nhất là tôm sú sinh thái (tôm - rừng), được nhiều thị trường thế giới ưa chuộng.

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, hiện huyện có 25.676 ha nuôi thuỷ sản, với nhiều loại hình nuôi như: quảng canh cải tiến, quảng canh, sinh thái, thâm canh, siêu thâm canh, tôm - cua, tôm - sò huyết, tôm - vọp..., góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.

Ðể nâng cao năng suất nuôi thuỷ sản, năm qua, các ngành chuyên môn của tỉnh, huyện đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, đồng thời triển khai các dự án, mô hình thí điểm về sản xuất trên địa bàn để nhân rộng.

Anh Lê Hữu Nhiệm, ấp Lung Ðước, xã Tam Giang, thành công với mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ít thay nước, năm 2023 anh thu về trên 200 triệu đồng.

Hội Nông dân huyện ngoài công tác tuyên truyền, vận động, đã tận dụng tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, nhất là phát triển các mô hình nuôi thuỷ sản phù hợp với thổ nhưỡng. Thông qua các mô hình, dự án kinh tế, đến nay các cấp hội đã đầu tư xây dựng 25 dự án quỹ hỗ trợ nông dân, với số tiền 2,3 tỷ đồng, cho gần 200 hội viên vay; trên 3 ngàn hội viên vay vốn uỷ thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, tổng dư nợ 115,366 tỷ đồng.

“Năm qua, Hội Nông dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khá tốt việc hỗ trợ hội viên nông dân xây dựng các mô hình kinh tế tập thể hiệu quả để phát triển, nhân rộng thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, các cuộc họp chi, tổ hội. Phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức 15 cuộc hội nghị, hội thảo, có trên 700 lượt người tham gia; 39 lớp tập huấn, tư vấn kỹ thuật, với khoảng 1.420 lượt người tham dự; thực hiện 7 dự án, với quy mô 174,6 ha/55 hộ; 6 mô hình, dự án, với quy mô 104,3 ha/45 hộ tham gia”, ông Ðặng Thuỳ, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết.

Về định hướng năm 2024, ông Lê Văn Sin thông tin, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thuỷ sản, phấn đấu tổng sản lượng đạt trên 43.400 tấn, trong đó sản lượng tôm 20.600 tấn. Theo đó, ngành nông nghiệp huyện chú trọng phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng; chỉ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở những nơi có điều kiện gắn với mục đích sử dụng đất và kiểm soát dịch bệnh. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến trên diện rộng gắn với xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng tốt nguyên liệu cho xuất khẩu. Phát triển nuôi tôm - rừng gắn với sinh thái ở khu vực rừng ngập mặn. Bên cạnh đó, tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật các loại hình nuôi phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình nuôi tôm; tổ chức hội thảo và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

 

Văn Tưởng

 

Tiềm năng phát triển “tài chính xanh”

"Tài chính xanh" không còn là khái niệm mới mẻ hay khẩu hiệu, mà đã trở thành xu hướng tất yếu trong ngành ngân hàng. Nếu trước đây lợi nhuận và khả năng sinh lời là yếu tố quan trọng, thì nay, các tổ chức tài chính còn mang trọng trách định hướng nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Ðặc biệt, với cam kết của Việt Nam về đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đòi hỏi ngành ngân hàng có sự đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thích ứng với các tiêu chuẩn tài chính quốc tế.

Linh hoạt ứng phó mưa trái mùa

Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.

Khởi động “Dự án đánh giá tính khả thi để thiết kế đề xuất vận động dự án tín chỉ carbon xanh”

Sáng nay (12/3), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh chủ trì phối hợp với tổ chức SCI (Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam) tổ chức Lễ khởi động “Dự án đánh giá tính khả thi để thiết kế đề xuất vận động dự án Tín chỉ Carbon xanh tại tỉnh Cà Mau năm 2024-2025”.

Giá lúa vẫn giảm sâu

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch vụ lúa đông xuân trên 34.400 ha, đạt 97,8%. Tuy nhiên, giá lúa hiện nay vẫn giảm sâu so với cùng kỳ, trung bình ước giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg, ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người dân.

Dèo lưới nuôi cá lóc đầu vuông

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu vuông thương phẩm trong dèo lưới. Cách thức nuôi khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Muốn giàu nuôi cá

“Ao cá, vườn rau là hướng đi bền vững trong phát triển kinh tế gia đình”, cựu chiến binh sản xuất giỏi Nguyễn Thái Sơn, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tâm tình.

Xu hướng cá nhân hoá dịch vụ tài chính

Ngân hàng hiện đại không còn đơn thuần là nơi cung cấp tài khoản tiết kiệm hay khoản vay, mà đã trở thành một “trợ lý tài chính” thực thụ. Nhờ vào trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và học máy (Machine Learning), các ngân hàng có thể hiểu sâu hơn về hành vi tài chính của từng khách hàng. Mọi giao dịch, thói quen chi tiêu, nhu cầu vay vốn hay kế hoạch đầu tư đều được hệ thống phân tích, từ đó đưa ra các đề xuất tối ưu nhất.

Quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng

Tại Lễ phát động Phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, khẳng định, chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển, cần khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội để góp phần thúc đẩy tăng trưởng đạt như mục tiêu đề ra; để làm được điều này, từng cấp, từng ngành phải thực hiện các giải pháp quyết liệt, đột phá có tính khả thi cao, phấn đấu với quyết tâm chính trị cao nhất. Ðồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh, đây là chặng đường khó khăn nhưng đầy vinh quang, là thời cơ để đất nước phát triển, sánh vai cùng thế giới, nên chỉ có con đường là phải tiến về phía trước với quyết tâm chính trị cao hơn, đi nhanh hơn và bền vững hơn.

Ép cá bổi giống, tiết kiệm chi phí

Cá bổi (cá sặt rằn) thích nghi tốt với điều kiện nuôi ở vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời, mang lại giá trị kinh tế khá, nên mô hình nuôi cá bổi được nông dân quan tâm, phát triển nhân rộng. Những năm gần đây, người nuôi cá bổi trên địa bàn huyện đã tự ép con giống từ cá bố mẹ có nguồn gốc tại địa phương, vừa tạo ra con giống dễ thích nghi với điều kiện môi trường tại chỗ, vừa giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất vụ nuôi.

Từ ngày 15/3 buộc chuyển đổi hoá đơn điện tử lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Ðánh giá về tình hình thực hiện hoá đơn điện tử (HÐÐT) trên địa bàn tỉnh, ông Châu Vĩnh Thuận, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thuế khu vực XX, nhấn mạnh, chậm nhất đến ngày 15/3, tất cả doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (KDXD) trên địa bàn phải thực hiện chuyển đổi, áp dụng giải pháp kết nối tự động từ cột đo xăng dầu đến máy tính có kết nối mạng Internet để phát hành HÐÐT theo từng lần bán hàng và chuyển dữ liệu HÐÐT đến cơ quan thuế.