ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 08:57:49
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy

Báo Cà Mau Nhà báo Trần Ngọc Hy, người Cà Mau, tham gia kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Bạc Liêu xưa. Ông viết chuyện vui chữ “T” đăng báo “RÙM”, tức rừng U Minh - tờ báo tường nội bộ cơ quan Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, đóng ở Chiến khu U Minh trên đất Cà Mau thời 9 năm kháng Pháp, khoảng 1949-1950.

Nhà báo Trần Ngọc Hy.

Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà báo Trần Ngọc Hy trên đường công tác chẳng may bị giặc quận Ðầm Dơi bắn hy sinh vào ngày 26/10/1957.

Người duy nhất thuộc chuyện chữ “T” này là anh Hai Bình, tên thật Trần Văn Nam, tức Hoạ sĩ Văn Bình, sinh năm 1931, quê Cái Tàu, huyện Trần Văn Thời cũ, nay là huyện U Minh.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nhiều cơ quan của Xứ uỷ Nam Bộ về đóng ở xã Nguyễn Phích, nhiều trường học được mở để xoá dốt trong dân. Anh Hai Bình có điều kiện tiếp xúc với những anh cán bộ có trình độ học vấn và biết đôi chút về mỹ thuật. Năm 16 tuổi, anh vào làm liên lạc ở Nha giáo Nam Bộ, nhiệm vụ chính là đi gửi những công văn, thư từ của Nha đến các đơn vị, cơ quan, trường học trong xã; vừa làm anh vừa học bổ túc văn hoá và là người rất tích cực tham gia làm báo tường cơ quan...

Cuối năm 1951, Sở Thông tin Nam Bộ mở khoá hội hoạ đầu tiên, thấy anh có khiếu vẽ nên cơ quan cử anh đi học, thời gian 6 tháng. Người thầy của anh là Hoạ sĩ Nguyễn Cao Thương chỉ dạy tận tình, trang bị cho anh những kiến thức cơ bản về hội hoạ. Sau khoá học, anh trở về xã Nguyễn Phích làm công tác thông tin.

Năm 1958, anh bị giặc bắt giam ở Khám lớn Cà Mau. Gần nửa năm trời không tìm được chứng cứ, chúng đưa anh qua trại cải tạo. Anh trốn trại về xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, rồi về tỉnh Cà Mau.

Năm 1962, anh tham gia công tác ở Tiểu ban Báo chí Văn Nghệ thuộc Ban Tuyên huấn tỉnh. Năm 1965, anh được cử đi học lớp hội hoạ trên “R”, lặn lội theo đường giao liên xa lắc từ Cà Mau, vượt sông rạch, băng đồng “chó ngáp” lên tận miền Ðông Nam Bộ.

Thời gian học ít nhưng di dời cứ chống địch thì nhiều. Là học trò của hai ông thầy mỹ thuật tài hoa như Thái Hà, Huỳnh Phương Ðông, anh trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ở Cà Mau thời kháng chiến. Hoạ sĩ Văn Bình là tác giả của 80 bức tranh ký hoạ đường nét màu sắc sinh động, nhiều bức tranh cổ động, tranh chuyện hấp dẫn phục vụ đồng bào thời kháng chiến. Ông trình bày nhiều bức tranh, hình ảnh minh hoạ và nhiều tranh bìa theo chủ đề Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng với hình ảnh rất đặc trưng, được nhiều độc giả thời kháng chiến còn nhớ rõ biểu trưng cây đước cách điệu dưới góc trái hoặc phải bìa Tạp chí Lúa Vàng.

Anh Hai Bình qua đời cuối năm 2013 tại Bạc Liêu, Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng, thọ 82 tuổi.

Năm 1973, Tiểu ban Văn nghệ Cà Mau và bộ phận Hội hoạ của tỉnh đóng xung quanh vàm kênh Ba Khôn, trên bờ sông Giáp Nước. Cũng năm 1973, Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau từ vàm Khâu Bè chuyển vô đóng ở Rạch Láng, hai lần tổ chức hội nghị đông đủ các tiểu ban, các bộ phận trực thuộc Ban Tuyên huấn đóng ở Giáp Nước, xã Phú Mỹ A, huyện Cái Nước (nay là xã Phú Thuận, huyện Phú Tân). Hai cuộc họp cách nhau nửa năm, một cuộc dịp gặp gỡ cuối năm 1973 và một cuộc giữa năm 1974. Anh Hai Bình được giới thiệu đóng góp tiết mục văn nghệ. Vì không có khiếu ca hát nên anh Hai đứng lên nói vài lời rồi xin đọc chuyện chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy.

Hàng trăm người ngồi nghe thích thú. Tôi may mắn có mặt dự cả hai lần họp, lần đầu nghe hấp dẫn, cố gắng nhớ và đến nghe lần hai đã thuộc cơ bản chuyện vui chữ “T” này vừa hay, vừa lạ! Nhưng vẫn còn khoảng hơn mười chữ “T” nữa tôi không tài nào nhớ nổi...

Nhà báo Trần Ngọc Hy, tên của ông được đặt cho nhà in tỉnh Cà Mau suốt thời kháng chiến chống Mỹ - Xí nghiệp in Trần Ngọc Hy. Sau ngày toàn thắng 30/4/1975, thời sáp nhập tỉnh Minh Hải, vẫn là Nhà in Trần Ngọc Hy cho đến 20 năm sau chia tách trở lại tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu vào năm 1997. Từ đó đến nay, dù thành lập công ty, hoạt động theo cơ chế thị trường, vẫn không đổi tên - Công ty Cổ phần Dịch vụ in Trần Ngọc Hy Cà Mau.

Ở Phường 8, TP Cà Mau, có một phố mang tên Trần Ngọc Hy (gần với đường Lê Anh Xuân, đường Nguyễn Mai - là những nhà báo, nhà thơ nổi tiếng). Nhà báo Trần Ngọc Hy được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân vào năm 2011. Tên ông được đặt cho giải báo chí hằng năm của tỉnh - Giải báo chí Trần Ngọc Hy.

Năm 1998, sau phim tài liệu về Nhà báo Nguyễn Mai, Hội Nhà báo tỉnh Cà Mau phối hợp với Ðài VTV Cần Thơ làm phim tài liệu về Nhà báo Trần Ngọc Hy, do Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Trung Hiếu thực hiện kịch bản và đạo diễn. Hoạ sĩ Văn Bình được mời là nhân chứng đọc chuyện vui này. Do thời gian quá lâu - hơn nửa thế kỷ sau, cho dù có chuẩn bị, ghi ra tập giấy để nhìn đọc, nhưng thật tiếc, anh Hai Bình quên khá nhiều, chỉ còn nhớ chưa được phân nửa câu chuyện mà anh từng thuộc lòng và đọc làu làu trôi chảy ở thời gian 25 năm trước đó, tức vào năm 1973-1974.

Sau đây là chuyện vui toàn chữ “T” của Nhà báo Trần Ngọc Hy viết từ thời kháng chiến chống Pháp ở Cà Mau:

Thông tin tuyên truyền tụi tôi thành thật tôn trọng thánh thất... thích tin tức thiết thực, tiếp tục tẩy trừ tụi tham tàn.

Tuy trẻ tuổi, tánh tình tụi tôi thật thà, thẳng thắn. Tháng Tám, tụi tôi thấy tám thằng Tây trôi trên Trèm Trẹm thúi thấu trời. Thừa tình thế, tụi tôi tiến tới thâu thập tin tức. Thì tụi tôi thấy tám thằng Tây to tướng, tức tốc tụi tôi thảy “tùm lum”, tám tiếng... Tám thằng té tắt thở... tụi tôi thì trượt té trầy thịt, tệ thiệt!

Tức tốc, tin truyền tới tận thôn Tân Thành.

Thầy Tư tôn tụi tôi thần thánh, tóm tắt tặng tụi tôi thành tích... tụi tôi thoái thác.

Thím Tư thì thập thà thập thưỡi thương thích tụi tôi. Thím thết tiệc tụi tôi: Thịt trâu, thịt trăn, thịt trúc, thịt trích, thịt trau trảu... thêm tiêu tỏi thiệt thơm...

Trong trời tươi thăm thẳm, thấy tinh thần trẻ trung tình tứ tuyệt. Tụi tôi tóm tắt thuật tặng trên tờ tin tức tuần tới...

Cái Nước, tháng 6/2024

 

Nguyễn Minh

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.