ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 18:57:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cơ hội vàng quảng bá sản phẩm OCOP

Báo Cà Mau Là vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm của tỉnh, với hơn 62.000 ha, mỗi năm, sản lượng thuỷ sản của huyện Ðầm Dơi cung ứng ra thị trường hơn 100 ngàn tấn, trong đó tôm trên 50 ngàn tấn. Ðể chuẩn bị cho Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023, ngay từ tháng 9, địa phương tích cực tuyên truyền và vận động các chủ thể sản phẩm OCOP đăng ký theo nội dung phù hợp.

Theo đó, đối với Hội thi bao bì, mẫu mã và câu chuyện OCOP, có 3 chủ thể, với 9 sản phẩm OCOP tham gia; về trưng bày, triển lãm, có 7 chủ thể đăng ký với 20 sản phẩm OCOP.

Ông Huỳnh Nhật Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Ðịa phương sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia sự kiện Festival Tôm và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL. Hoạt động này không chỉ góp phần quảng bá thế mạnh của địa phương đến với các tỉnh, vùng miền trong nước, cả ngoài nước mà còn giúp các cơ sở tham gia học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, kỳ vọng sự kiện lớn lần này sẽ là cơ hội, tạo đòn bẩy để huyện Ðầm Dơi tiếp tục phát triển ngành tôm, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như lượng khách biết đến sản phẩm đặc trưng của địa phương".

HTX Trúc Thương chuẩn bị tốt các điều kiện để tham gia Festival Tôm sắp tới với kỳ vọng các sản phẩm sẽ được nhiều khách hàng biết đến.

Hợp tác xã (HTX) Trúc Thương, xã Tân Dân, đăng ký tham gia trưng bày 4 sản phẩm, gồm tôm khô, tôm ép, tôm chà bông và mắm tôm tại sự kiện. Hiện tại, HTX đã hoàn tất các công đoạn lên mẫu mã và thiết kế bao bì sản phẩm, trong đó ưu tiên làm nổi bật sự tươi ngon, hấp dẫn của các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu tôm. Ngoài ra, các thông tin về nguồn gốc nguyên liệu và chỉ dẫn địa lý cũng được chú trọng, để khách hàng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm.

Chị Trần Xuân Oanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Trúc Thương, chia sẻ: “HTX rất vui vì được vinh dự góp mặt với 4 sản phẩm chủ lực, được công nhận 3 sao OCOP năm 2022. Sân chơi OCOP đã mang lại nhiều giá trị cho HTX, ngoài khẳng định thương hiệu, uy tín, còn giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng, sản phẩm cũng được nâng lên. Kỳ vọng từ festival, sản phẩm của HXT sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ, được khách hàng các tỉnh, thành khác biết đến nhiều hơn nữa”.

Chị Mã Thị Thêm, Giám đốc HTX Nuôi trồng thuỷ sản Huy Thịnh, xã Tân Duyệt, cho biết: “HTX hiện có 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, gồm mắm tôm, ba khía muối, ba khía trộn, khô cá phi và chả cá phi. Ðể chuẩn bị cho lễ hội tôm, HTX đã điều chỉnh lại bao bì sản phẩm. Nền phông chủ đạo là màu vàng đặc trưng, thể hiện rõ các thông tin về nguồn gốc, thành phần nguyên liệu, hướng dẫn cách dùng cụ thể, hạn sử dụng... và đính kèm mã QR để người dùng dễ tìm hiểu khi có nhu cầu. Chúng tôi không ngại thay đổi, cải tiến để thành công, luôn lắng nghe tâm tư của khách hàng để có được những sản phẩm ngon và đạt chuẩn nhất”.

HTX nuôi trồng thủy sản Huy Thịnh háo hức chuẩn bị các mặt hàng, nâng cấp thiết kế bao bì để tham gia trưng bày sản phẩm trong lễ hội tôm sắp đến.

Ông Huỳnh Văn Quốc, Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương Nam, thông tin: “Chuẩn bị cho Festival Tôm, UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng hộ dân có nuôi tôm quảng canh và siêu thâm canh, đặc biệt là những cơ sở có quy mô lớn. Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại đã có 56 ha thả tôm để phục vụ lễ hội”.

“Vụ mới này tôi thả hơn 100 ngàn con giống, riêng cua khoảng 5 ngàn con. Mong rằng ngành chức năng định giá tôm, cua cao hơn vụ trước để người nuôi được mùa, được giá, vì sau lễ hội cũng cận kề với Tết”, ông Tạ Văn To, ấp Tân Bình, xã Tạ An Khương Nam, chia sẻ.

Nhiều hộ nuôi tôm thả giống vụ ngoài cung ứng nguồn nguyên liệu cho lễ hội tôm thì còn chuẩn bị cho Tết nguyên đán sắp tới.

Không chỉ là sân chơi về quảng bá du lịch, ẩm thực văn hoá, Festival Tôm và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ÐBSCL 2023 còn là cơ hội vàng để con tôm nói riêng, ngành tôm nói chung, có những bước tiến vượt bậc./.

 

Ngô Nhi

 

Khởi đầu tiềm năng bán tín chỉ carbon 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để doanh nghiệp tạo ra giá trị mới từ việc bán tín chỉ carbon. Với diện tích rừng rộng lớn, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ (Công ty U Minh Hạ) đang có lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường này. 

Rau má được mùa

Khoảng 2 tuần nay, rau má tại các khu vực trồng rau màu của xã Vĩnh Thanh, tỉnh Cà Mau đang được thương lái thu mua với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, nông dân rất phấn khởi vì sản xuất có lợi nhuận khá cao.

Cà Mau trước bài toán bảo tồn đa dạng sinh học 

Là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu những đặc điểm riêng biệt với các hệ sinh thái nước ngọt độc đáo. Nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và các vùng ngọt hoá nhân tạo. Thế nhưng, việc bảo vệ đa dạng sinh học (ĐDSH) khu vực này đã và đang đối diện với nhiều thách thức. 

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.