ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 14-11-24 04:06:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954-2024)

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Báo Cà Mau Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Lễ kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến 10/12/1954 tại Cà Mau.      Ảnh tư liệu

Lễ kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến 10/12/1954 tại Cà Mau. Ảnh tư liệu

Sáng hôm ấy, đồng bào Kinh, Khmer và Hoa kiều ở Cà Mau đem 3 chiếc tàu lớn chạy lên kênh xáng Cái Nhúc, góp sức với những đoàn xuồng, ca nô, đò máy khác, đón rước quân đội Nhân dân và cán bộ dân sự của ta ra thị trấn.

Tiểu đoàn 307, một tiểu đoàn bách chiến bách thắng, thuộc quân chủ lực Nam Bộ, rầm rập tiến quân trên đường phố rợp bóng cờ đỏ sao vàng. Trừ bộ quân phục màu xanh xám, vừa mạnh vừa thanh nhã, và chiếc nón “chiến khu” vừa đẹp, vừa hùng, đơn vị tiếp thu trang bị hoàn toàn vũ khí và đồ dùng quân sự đã chiếm được trên xác giặc.

Cờ reo mừng trên nóc phố, cờ nhảy múa trên cửa sổ, cờ kiên hùng trên đỉnh cột bùng binh, cộng với cờ uy nghiêm trên nón, trên cánh tay bộ đội, cờ hiền dịu trên ngực từng cán bộ... tạo thành một rừng cờ đỏ thắm.

Phái đoàn sĩ quan liên lạc của ta và Uỷ ban Quân chính thị trấn, cùng với Tổ Liên hợp, do Trung tá Võ Quang Anh, nguyên Tham mưu trưởng Khu 9, dẫn đầu đến nhận lãnh những cơ sở do Pháp giao lại, dưới sự chứng kiến của Tổ Quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến: toà hành chính, nhà bưu điện, sở thương chánh, phòng nhì, phòng thông tin, phòng tác động tinh thần... lần lượt do quân đội ta canh gác. Ðoàn xe Zeep đi đến đâu đồng bào đều ùn ùn đổ ra hai bên đường, hoan hô không dứt. Trong những tiếng hoan hô Tổ Quốc tế, Tổ Liên hợp, phái đoàn sĩ quan liên lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Uỷ ban Quân chính thị trấn, người ta còn nghe xen lẫn những tiếng “Hoan hô Việt Minh!”, “Việt Minh muôn năm!”. Ðó là những khẩu hiệu nồng nhiệt nhất của đồng bào Hoa kiều. Ðáng chú ý là tuyệt đối không nghe một tiếng hoan hô phái đoàn sĩ quan Liên hiệp Pháp, mặc dù chúng cứ tìm cách “ăn gian”, cho xe cắm cờ tam sắc chạy lấn ra lề đường mong được đồng bào “ủng hộ”. Nhưng, chúng càng lấn ra, thì chúng càng thêm nhục, vì trẻ em và cả người lớn đều day chỗ khác, hoặc chửi, hoặc phun nước miếng: "Ðồ ăn cướp..."; "Ði mau..."; "Ai thèm hoan hô mầy"; "Ðả đảo"...

Ðiều đó đã nói lên rằng, suốt nhiều năm kìm kẹp Nhân dân ta, địch chỉ đào sâu thêm cái thù cái oán, chớ chúng không thể nào biến đổi được tinh thần yêu nước thiết tha của một giống nòi bất khuất.

4 giờ chiều.

Không khí oi bức. Mùi sình thối của đường mương, mùi hôi hám của những đống rác cao nghệu, mùi ngột ngạt của dầu mỡ lâu ngày bốc lên khó chịu. Nhưng những thứ đó vẫn không khó chịu căm ghét bằng những thằng mũi nhọn, mắt đục ngừ, đội ca lô xanh viền đỏ, mang bờ-ra-sa tam sắc. Thật là quân đê tiện! Chúng đã lén chở máy đèn, máy nước theo luôn, nên bây giờ chúng phải gầm mặt tại đây mà chịu, khi Tổ Quốc tế chất vấn về hành động trái phép ấy.

Một đêm không ánh điện, đồng bào tưởng giặc khoá máy lại, ngờ đâu giờ lòi mặt gian lận chúng ra. Lập tức đồng bào tập hợp, biểu tình rầm rộ. Họ kéo tới trước Tổ Quốc tế và phái đoàn Liên hiệp Pháp hô những khẩu hiệu:

- Yêu cầu Tổ Quốc tế có thái độ về sự ngang ngược của Pháp.

-  Ðả đảo Liên hiệp Pháp không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ-ne-vơ!

-  Phải trả lại máy đèn, máy nước!

Cơn phẫn nộ sôi lên sùng sục. Ðồng bào vừa hô khẩu hiệu vừa tràn tới đấu tranh quyết liệt. Nhiều em bé, tay cầm cờ đỏ sao vàng, tay cầm đá liệng vào xe Zeep của phái đoàn Liên hiệp Pháp. Một tên trung uý nguỵ hoảng hốt mọp xuống gầm xe và gỡ 2 cái sọc vàng trên vai giấu mất, khi các em bé tấn công:

- Ðả đảo Việt gian! Kéo thằng Việt gian đó xuống!

Ðơn vị cảnh binh của ta phải cố gắng giữ trật tự cho Tổ Quốc tế làm biên bản, đồng thời nhã nhặn khuyên đồng bào bình tĩnh, giữ được sự ôn hoà.

(Còn tiếp)

 

Nguyễn Mai

 

Công tác chuẩn bị của Trung ương cho cuộc tập kết (*)

Tháng 9/1954, Tổng Quân uỷ ra Chỉ thị số 123/CT-4 về việc đón tiếp cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, quân tình nguyện Việt Nam ở Lào về nước. Chỉ thị nêu rõ: “Việc bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc cũng nhằm để thi hành đúng hiệp định đình chiến, đồng thời cũng để xây dụng lực lượng vũ trang hùng mạnh, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị, củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Vì vậy, việc đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam ra miền Bắc tập kết có một ý nghĩa chính trị rất lớn”.

Tiếp thu thị trấn Cà Mau

Chúng tôi tiến vào thị trấn Cà Mau lúc 2 giờ chiều ngày 23/8/1954. Hôm qua, giặc Pháp đã rút toàn bộ lực lượng (kể cả nguỵ quyền) về Bạc Liêu, trong khi chúng chưa bàn giao chính quyền với ta. Bởi vậy, đồng bào tại đây phải sống trọn một đêm chờ đợi.

Tri ân vùng đất gắn liền sự kiện lịch sử cách mạng

Hướng đến kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng 9/11, thông qua vận động, Đoàn từ thiện thuộc Ban Liên lạc đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu về nguồn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Trí Lực, Trí Phải (huyện Thới Bình) và thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 70 NĂM SỰ KIỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 - 2024)

Người tạo dấu ấn

Những ngày lập đông 1954, gió chướng thổi mạnh, không khí lạnh từ biển Ðông ùa vào cửa sông Ông Ðốc, cũng là lúc cán bộ, chiến sĩ, con em các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Nguyễn Ngọc Cung, xuống tàu Kilinski của Ba Lan đi tập kết ra Bắc, lên bến Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Không lâu sau đó, trên đất Bắc, Nguyễn Ngọc Cung trở thành thành viên sáng lập: Hội Sân khấu Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam. Ông sáng tác kịch bản phim "Biển động" vào cuối năm 1957.

Cà Mau - Trước, trong và sau tập kết

Chúng ta từng biết Cà Mau không phải là vùng đất hoang sơ “khỉ ho cò gáy”, dân trí thấp kém như một vài “học giả” không sát thực tế đã từng nói. Cũng như không phải nơi tận cùng “hải giác thiên nhai” để cho mãnh thú và tội đồ từ các nơi đến ở với “lính trốn và trốn lính” theo một vài cuốn sách nào đó, làm lem ố những dòng lịch sử chói ngời của vùng đất thiêng, bao phen làm điểm tựa cho lịch sử cả miền đồng bằng Nam Bộ.

Tư liệu quý từ ghi chép của người tập kết

Sự kiện tập kết ra Bắc diễn ra đã 70 năm, những yếu tố về lịch sử, chủ trương, đường lối chiến lược của Đảng, Bác Hồ thì sách báo đã đề cập. Tuy vậy, lớp hậu thế muốn tìm hiểu chi tiết vấn đề lại rất ít thông tin. Trong quá trình gặp gỡ, tiếp cận tài liệu từ nhân chứng (còn lại không nhiều), từ thân nhân, từ Bảo tàng tỉnh, chúng tôi bắt gặp những trang nhật ký, ghi chép, hồi ức, qua đó giúp phần nào hình dung lại một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt này.

Ngày ấy chúng tôi đi

Chiến tranh kết thúc sau 21 năm, tôi kịp về sống giữa lòng mẹ như những ngày thơ bé, kịp quấn trên đầu chiếc khăn tang khi mẹ qua đời. Tôi cũng kịp nhận ra niềm hạnh phúc của đứa con được sống bên cạnh mẹ.

Cây vú sữa miền Nam - Một biểu tượng tấm lòng

Cây vú sữa miền Nam là một huyền sử bật nổi giữa muôn vàn câu chuyện về tình cảm miền Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Ðó là một sự thật hồn nhiên của cuộc sống bảo vệ Tổ quốc, nhưng nó kỳ diệu là câu chuyện diễn ra trong lúc ta chuyển quân tập kết.

Khẩn trương, chỉn chu các hoạt động kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc

Sáng nay (5/11), đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc.