ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 00:22:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cư dân ven biển gian nan chuyển đổi nghề - Bài cuối: Cần thêm nhiều nguồn lực và thời gian

Báo Cà Mau Số lượng phương tiện cần chuyển đổi lớn, đời sống và nhận thức của ngư dân còn hạn chế, điều kiện kinh tế, hạ tầng còn ở mức thấp... là những rào cản phát triển kinh tế biển. Ðể tháo gỡ cần phải có thêm nhiều thời gian và nguồn lực.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh đặt ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2045 trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ðặc biệt, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân các địa phương ven biển được cải thiện, nâng cao; tài nguyên biển, đảo được quản lý, khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững.

Ngăn chặn khai thác huỷ diệt

Ðể đạt những mục tiêu to lớn này, trước tiên cần tiến hành chuyển đổi ngành nghề cho ngư dân khai thác ven bờ có tính chất sát hại nguồn lợi thuỷ sản, nhiệm vụ vô cùng khó. Theo ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, để khắc phục tình trạng khai thác sát hại nguồn lợi thuỷ sản, liên quan đến nhiều vấn đề, cần phải có thời gian, nguồn lực để thực hiện. Mà trước tiên là cần có thời gian, nguồn lực để đầu tư nghiên cứu, đánh giá... nhằm xác định trữ lượng nguồn lợi đang còn, đang có. Ðiều tra thực trạng số lượng phương tiện, ngành nghề, cho đến đời sống người dân...

“Ðây là nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi phải có thêm nhiều nguồn lực, thời gian và cần phải được triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Tỉnh đang nỗ lực hoàn thiện thêm các mô hình, xây dựng các tổ đồng quản lý, để chuyển từ khai thác sang quản lý nguồn lợi cùng với Nhà nước. Trước tiên, tỉnh triển khai tại các khu bảo tồn của tỉnh, qua đó tìm nhiều phương kế khác đảm bảo cuộc sống mà ít tác động đến nguồn lợi. Thí dụ các dịch vụ du lịch...”, ông Lê Văn Sử định hướng.

Cửa biển Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân, bồi lắng nhiều năm nay chưa được nạo vét, hiện gần như các phương tiện khai thác có công suất lớn không thể ra vào, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương. (Trong ảnh: Ngư dân cửa biển Cái Ðôi Vàm chuẩn bị trụ để đóng đáy hàng khơi, nghề này, ngày 2 lượt, ghe trọng tải lớn của ngư dân phải ra, vào cửa biển).

Do đa phần ngư dân khai thác ven bờ thuộc diện khó khăn, xuất phát điểm thấp, nên theo ông Trần Quốc Yên, Chủ tịch UBND thị trấn Cái Ðôi Vàm, để chuyển đổi nghề đạt hiệu quả, đòi hỏi nguồn lực phải lớn. Ông Yên đề xuất, sớm nạo vét cửa biển Cái Ðôi Vàm, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ trên bờ làm bước đệm và điều kiện để chuyển đổi nghề cho ngư dân. Ðồng thời, triển khai hiệu quả các mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên bờ và nuôi biển. Triển khai mô hình hợp tác, theo hướng tập hợp từ 2-3 hộ khai thác ven bờ, góp vốn, đầu tư phương tiện lớn hơn để khai thác xa bờ.

Thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thuỷ sản..., Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng các hình thức khai thác, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt vẫn còn xảy ra. Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 15/11/2023, về việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Ðịnh kỳ thả bổ sung giống thuỷ sản ra các vùng nước tự nhiên, thả rạn nhân tạo trên các vùng biển, xây dựng các khu bảo vệ nguồn lợi nhằm khôi phục nguồn lợi thuỷ sản. Ðồng thời, đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với hành vi khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật.

Ghe của ông Nguyễn Văn Việt, Khóm 7, thị trấn Cái Ðôi Vàm, không được ra biển đã hơn 5 tháng qua do không đủ kích thước để đăng ký, đăng kiểm.

Chuyển từ khai thác sang du lịch, dịch vụ

Trong thời gian chờ nguồn lực để hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề thì du lịch và dịch vụ là gợi ý khả quan nhất hiện nay. Trong suốt thời gian qua, hàng loạt các quyết định, kế hoạch phát triển du lịch đã được triển khai. Tiêu biểu là: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10/10/2016, của Tỉnh uỷ, về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1630/QÐ-UBND, ngày 5/10/2020, của UBND tỉnh, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030; Kế hoạch số 65/KH-UBND, ngày 24/7/2017, của UBND tỉnh về phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Những quyết định, kế hoạch trên đều có chung đích đến, là tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế các điểm du lịch của tỉnh, cũng như kết nối thúc đẩy phát triển du lịch biển, đảo của các địa phương ven biển; phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái; xây dựng thương hiệu du lịch biển trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Phát triển hạ tầng du lịch ở các khu du lịch, điểm du lịch vùng ven biển, trên các cụm đảo sẽ khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở vùng ven biển, các cụm đảo. Chuyển đổi một số nghề khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, các nghề cấm sang hoạt động các ngành nghề du lịch sẽ nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân các huyện, xã, thị trấn ven biển.

Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm giảm cường lực khai thác hải sản trên các vùng biển đang là giải pháp đang được các ngành tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai, đặc biệt là nuôi biển.

Theo ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, tỉnh đang từng bước phát triển nuôi trồng các loại hải sản trên biển thành lĩnh vực sản xuất quy mô công nghiệp để tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ xuất khẩu, du lịch và tiêu thụ nội địa.

Dọc bờ biển trên địa bàn tỉnh, dài đến hơn 254 km, đến đâu cũng bắt gặp hoạt động khai thác. Cửa biển lớn thì tàu lớn, cửa biển nhỏ thì tàu có công suất nhỏ, thậm chí xuất hiện hàng loạt tàu “3 không” (không đăng ký, đăng kiểm; không giấy phép khai thác và khai thác không đúng quy định) với đủ các nghề khai thác. Tuy vậy, đời sống ngư dân vẫn vô cùng bấp bênh, do phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, nguồn thuỷ hải sản và cả may rủi trong mỗi chuyến đánh bắt. Một diện tích mặt biển rất lớn đang bị lãng phí, bởi đây là tiềm năng để phát triển các hoạt động dịch vụ giải trí trên biển phục vụ du khách, như câu cá hay khám phá biển đảo.

Khi chuyển đổi được ngành nghề, ngư dân tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống, họ mới tham gia tự nguyện và chủ động; khi đó mới có thể góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền vững./.

 

Duy Linh

 

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài cuối: Ðất lành - Trăm năm tươi tốt

Sau 50 năm thống nhất đất nước, hệ thống trường học trên địa tỉnh Cà Mau được quy hoạch, đầu tư kiên cố, khang trang (trường xanh, sạch, đẹp) theo Ðề án kiên cố hoá trường lớp, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, phục vụ tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Các trường được đầu tư theo hướng tiến tới đủ điều kiện công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo Ðề án “Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau - Bài 2: Nhà giáo hai quê

Trong những năm tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Tuy vậy, với tinh thần “tất cả vì sự nghiệp trồng người”, nhiều giáo viên tình nguyện từ miền Bắc vào Nam theo tiếng gọi “Nam tiến”, đã không ngại gian khổ bám trụ để dạy học giữa rừng đước, rừng tràm, bưng biền, để tạo nên lớp thế hệ tương lai cho quê hương.

Nửa thế kỷ chuyện “trồng người” ở Cà Mau

Từ "vùng trũng” giáo dục khi giải phóng (30/4/1975), sau nửa thế kỷ, Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc đã có thể tự tin, tự hào để nói về một vùng đất hiếu học, vùng đất học. Một nhà giáo về hưu, được tăng cường từ miền Bắc vào để giảng dạy những năm đầu sau giải phóng, đã nói đại ý về giáo dục Cà Mau: "Bác Hồ dạy “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Cà Mau là đất lành, thế nên rừng ở Cà Mau mênh mông đước tràm, chim kéo về làm tổ. Con người Cà Mau thì có bản sắc, cá tính riêng, chúng tôi, những người làm nghề giáo chỉ có mặt và góp thêm những điều mình có, nhỏ bé thôi, để khơi mở nội lực lớn lao của tài nguyên con người nơi đây”.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân - Bài cuối: Đồng hành trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng đi vào chiều sâu, từ khâu quản lý đến phục vụ người dân. Trong hành trình đó, báo chí đã và đang đóng vai trò không thể thay thế, không chỉ là “kênh truyền dẫn” thông tin, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp đưa tín dụng chính sách đến với người dân một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số hóa đang chuyển mình mạnh mẽ.

Báo chí đồng hành, đưa tín dụng chính sách đến dân

Giữa dòng chảy không ngừng của chính sách, báo chí như ống kính soi chiếu hiệu quả từ thực tiễn, là kênh chuyển tải tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là nhóm người yếu thế, từ đó góp phần xây dựng chính sách hoàn thiện, hiệu quả, thực sự đi vào đời sống Nhân dân. Ðiều này đặc biệt thấy rõ ở vai trò của báo chí đối với công tác truyền thông tín dụng chính sách thời gian qua.

Kỷ niệm với Trường Trung học Tiền Phong

Nhớ giữa năm 1953 đầu năm 1954, tôi đang học Trường Trung học Tiền Phong do Xứ đoàn Thanh niên cứu quốc Nam Bộ tổ chức thì có quyết định rút tôi về cơ quan Xứ đoàn để bảo vệ Ban Biên tập Báo Nhân Dân miền Nam, do anh Kỉnh (Nguyễn Phượng Vũ) và anh Hưởng Triều (Trần Bạch Ðằng) phụ trách.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai? - Bài cuối: Thành bại tại… cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm, người đứng đầu Đảng ta khẳng định: “Công tác cán bộ là mấu chốt quyết định sự thành bại của chính quyền địa phương 2 cấp”. Gắn với cuộc cách mạng về bộ máy tổ chức là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Năng lực thực tiễn, đạo đức công vụ, uy tín Nhân dân là những tiêu chí cao nhất cho việc lựa chọn cán bộ. Đây cũng là những vấn đề mà tỉnh Cà Mau đặc biệt lưu tâm trong việc “chọn người” xứng tầm, đảm đương được yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới.

Công tác cán bộ: Ai chọn, chọn ai?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi công tác cán bộ là vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự nghiệp cách mạng: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Công tác cán bộ là công việc khó, nhiều biến số, do đó cần có quy trình, cơ chế, tiêu chí lựa chọn chặt chẽ, thận trọng nhưng đồng thời cũng phải có sự mạnh dạn, đột phá. Việc “chọn người” cần phải làm rõ những vấn đề mấu chốt nhất, đó là “ai chọn?”, “chọn ai?” và chọn như thế nào? Gắn với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay, công tác cán bộ là vấn đề hết sức thời sự, quyết định đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy mới.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài cuối: Dệt nghĩa tình nơi vùng biên

Thắt chặt tình quân - dân, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn biên giới biển, đảo, thường xuyên thực hiện các hoạt động nghĩa tình, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Ðiều này góp phần củng cố sức mạnh đại đoàn kết, tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

"Lá chắn thép" nơi cực Nam Tổ quốc - Bài 2: Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng

Là lực lượng chủ công trên mặt trận phòng chống các loại tội phạm trên biển, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau ngày đêm tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền, vi phạm pháp luật. Những chiến công liên tiếp trong việc triệt phá các chuyên án, bắt giữ tội phạm đã góp phần giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế biển.