ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 19:12:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đề xuất giải pháp phát triển HTX nông nghiệp

Báo Cà Mau Sáng ngày 6/10, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo Khoa học “Thực trạng phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới”.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 18 tham luận của các tập thể và cá nhân từ các sở, ban, ngành và hội đoàn thể, các địa phương.

Tính đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 175 hợp tác xã (HTX), trong đó có 162 HTX đang hoạt động (thủy sản 96 HTX, trồng trọt 36 HTX, tổng hợp 23 HTX, chăn nuôi 5 HTX, lâm nghiệp 2 HTX), 13 HTX ngưng hoạt động. Tổng số thành viên 3.073 người; số lao động làm việc thường xuyên khu vực HTX là 3.783 lao động.

Đánh giá về hiệu quả hoạt động, có 11 HTX hoạt động tốt (tỷ lệ 7%), 50 HTX hoạt động khá (30%), 32 HTX hoạt động trung bình (19%), 13 HTX hoạt động yếu (8%).

Tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin, doanh thu bình quân 1 tỷ đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên khoảng 50 triệu đồng/người/năm. Các HTX hoạt động với nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú, góp phần hỗ trợ kinh tế hộ phát triển.

Theo ông Phùng Sơn Kiệt, Phó giám đốc Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, vận động thành lập HTX của một số địa phương còn đơn giản về hình thức, chưa đa dạng về nội dung nên người dân chưa thấy được sự cần thiết phải liên kết sản xuất, thành lập HTX, liên hiệp HTX; số lượng HTX tuy tăng nhưng số lượng thành viên bình quân trong HTX có xu hướng giảm; năng lực nội tại của HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế.

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng nhìn nhận, phần lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp; tính liên kết trong nội bộ HTX còn rất yếu. Các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các HTX và giữa HTX với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến. Số lượng liên hiệp HTX ít; nhiều HTX chuyển đổi, tổ chức lại, thành lập mang tính hình thức, theo số lượng, theo phong trào khi chưa đầy đủ các yếu tố cần thiết, chưa thực sự chuyển biến về chất lượng,...

Hội thảo nhìn nhận, hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế. (ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh mới đặt ra nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT), đòi hỏi phải thay đổi cách thức hoạt động để phù hợp với yêu cầu và tận dụng được những cơ hội phát triển trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế; phải năng động sáng tạo, nắm bắt thông tin, tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Do đó, để phát triển KTTT bền vững, hội thảo đề ra một số phương hướng như: Tiếp tục triển khai, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 09/NQ-CP, các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của các ngành, các cấp về nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT; tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ KTTT; tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng của KTTT; rà soát, sắp xếp lại các HTX hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các HTX ngừng hoạt động, chờ giải thể; đào tạo, huy động nhân lực chất lượng cao cho HTX để KTTT phát triển lành mạnh, đúng định hướng…

Phú Hữu

Liên kết hữu ích

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.