ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 12-7-25 08:35:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðội lân tí hon chào mừng Festival tôm

Báo Cà Mau Tại sự kiện Festival Tôm Cà Mau sắp diễn ra (từ 10-13/12) và thông xe cầu Sông Ðốc (trong chuỗi sự kiện) sẽ có sự góp mặt của Ðoàn Lân sư rồng Hoàng Phi Long, thường được gọi “Ðội lân tí hon”. Ðây là đội lân thanh thiếu niên duy nhất trên địa bàn TP Cà Mau, hoạt động khá sôi nổi, ghi nhiều dấu ấn thời gian qua.

“Ởsự kiện Festival Tôm, đội lân vinh dự tham gia trong đoàn xe dẫn đầu diễu hành qua các đường phố và màn múa chào mừng khai mạc. Tuy đã tham gia nhiều sự kiện lớn, nhưng mỗi sự kiện đều có những yêu cầu, nội dung, không gian trình diễn... không giống nhau nên phải tập luyện kỹ. Do các em bận chuyện học, có em đi làm, vì vậy phải tranh thủ những ngày nghỉ, tập luyện trước cả tháng nay”, anh Trương Hoàng Duy, Ðội trưởng Ðội lân, chia sẻ.

Ðội trưởng Trương Hoàng Duy cho biết, các thành viên khi mới vào phải được hướng dẫn từng bước đi, bước nhún, động tác xoay, hướng mắt, động tác phối hợp với bạn diễn… và phải nhịp nhàng với tiếng trống. Mất khoảng vài năm theo đoàn, các thành viên mới có thể múa được thành thục.

Ðược biết, anh Duy là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Võ cổ truyền Hùng Vương, TP Cà Mau, một câu lạc bộ mạnh của tỉnh và gặt hái nhiều thành tích (vừa đoạt 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Ðồng giải khu vực đồng bằng sông Cửu Long). Anh cũng là con một thành viên của đội lân Phường 1 ngày trước nên ảnh hưởng từ cha, mê múa lân từ nhỏ. Năm 2007, khi tham gia huấn luyện câu lạc bộ võ thuật, anh thành lập luôn đội lân để các bạn nhỏ thích bộ môn này có điều kiện phát triển đam mê.

Các màn nhào lộn, lân quỳ, chồng vai, xoay đĩa... đòi hỏi nghệ thuật cao, phải tập luyện công phu.

Hơn 15 năm ra đời, đội lân lần lượt có trên 200 thành viên tham gia và ghi nhiều dấu ấn (thời điểm hiện tại, hơn 30 bạn). Ðặc biệt, đội được tỉnh chọn tham gia một số sự kiện lớn như: Lễ khánh thành Ðền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ ở Ðất Mũi năm 2019 (có Thủ tướng Chính phủ và nhiều lãnh đạo Ðảng, Nhà nước Trung ương dự); khánh thành cầu và trường học tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự); Giỗ Tổ Hùng Vương; truyền hình trực tiếp bầu cử Ðại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở đầu cầu Cà Mau tại Ðất Mũi...

Hằng năm, ngoài phục vụ một số sự kiện của tỉnh, TP Cà Mau, các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo..., đội lân còn được khá nhiều công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình mời múa chào đón năm mới, mừng khai trương, khánh thành, các lễ ăn mừng...

Tiếng trống luôn tạo sự thôi thúc, làm sôi động không gian, nhưng cũng phải tập luyện bài bản, ăn khớp với lân, địa… thì màn múa lân mới thành công, tạo ấn tượng.

Ðam mê múa lân, tham gia từ hồi học THCS, đến nay đã ra trường đi làm, nhưng bởi yêu tiếng trống, tiếng chẽng, mê các màn múa, Nguyễn Chí Bảo vẫn luôn có mặt cùng đội lân mỗi khi có sự kiện.

Luôn giành giải cao tại các hội thi múa lân mừng Ðảng, mừng xuân ở TP Cà Mau, anh Duy đang “nghĩ lớn”, bước xa ra tầm khu vực. “Giữa tháng 12 tới, tôi được cử đi tập huấn về múa lân cấp quốc gia tại tỉnh Bình Thuận. Ở đợt này, mình sẽ cố gắng học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để về huấn luyện đội nhà, hướng tới mục tiêu tham gia thi khu vực hoặc tranh cúp do các tỉnh bạn đăng cai”, anh Duy đặt nhiều kỳ vọng.

 

Huyền Anh - Trầm Nghĩ thực hiện

 

Xem XSKT Đà Nẵng hôm nayTham khảo Tiềm năng vô hạn

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.