ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 23:04:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Báo Cà Mau Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử và Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Châu Công Bằng chủ trì hội nghị.ảnh 01: Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử phát biểu tại hội nghịPhó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử phát biểu tại hội nghị.

Cua là một trong những ngành hàng chủ lực, giàu tiềm năng của tỉnh. Những năm qua, nghề nuôi cua trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, với nhiều loại hình nuôi khác nhau và diện tích nuôi đạt hơn 252.000 ha, cung cấp cho thị trường sản lượng trên 25.000 tấn mỗi năm. Qua đó, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương.

Hiện nay có khoảng 70 trại chuyên sản xuất cua giống và 330 trại sản xuất luân phiên giống tôm sú và cua; có 7 tổ hợp tác, hợp tác xã và 300 cơ sở ương dưỡng nhỏ lẻ. Qua thống kê sơ bộ, năm 2024, số lượng cua giống sản xuất khoảng 1,2 tỷ con, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh, đồng thời cung cấp một phần ra các tỉnh lân cận và xuất đi các tỉnh ven biển trên cả nước.

ảnh 02: Các đại biểu đại diện các sở, ngành chính quyền các cấp tham dự hộ nghị. Các đại biểu đại diện các sở, ngành và chính quyền các cấp tham dự hội nghị.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhận định, Cua Cà Mau được đánh giá có chất lượng thịt thơm, ngon. Ngành hàng cua chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và đời sống của người dân. Có thể nói con cua chiếm vị trí quan trọng, chỉ đứng sau con tôm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng cua cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như: chất lượng con giống chưa ổn định, dịch bệnh diễn biến phức tạp, mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ, liên kết chuỗi chưa chặt chẽ, sản phẩm chế biến chưa đa dạng, thị trường tiêu thụ thiếu bền vững...

Thạc sĩ Võ Bích Xoàn, Phó phân viện trưởng, Phân viện Nghiên cứu Thuỷ sản Nam Sông Hậu, nhận định, sau một thời gian triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu cho thấy, từ năm 2020 trở lại đây, cua trên địa bàn tỉnh Cà Mau thường xảy ra tình trạng chết hàng loạt. Các mầm bệnh phổ biến trên cua biển gồm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Chúng xuất hiện trên hầu hết các giai đoạn phát triển của cua nuôi và cua tự nhiên. Ngoài ra, nhiệt độ, độ mặn cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ sống và thậm chí có thể là nhân tố tạo ra dịch bệnh gây chết hàng loạt. Do đa phần diện tích cua của Cà Mau được nuôi theo hình thức xen ghép nên khi xảy ra bệnh thì mầm bệnh được lưu trữ, lây truyền rất nhanh và lâu. Việc xử lý khi có dịch bệnh xảy ra bằng các biện pháp thông thường trở nên khó khăn và không mang lại hiệu quả về trị bệnh, hiệu quả kinh tế và môi trường.

Theo Tiến sĩ Quách Văn Ấn, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đa số các đề tài, dự án thực hiện liên quan trong ngành hàng cua nói chung đều được triển khai mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình sau khi kết thúc các đề tài, dự án lại rất hạn chế, do khó khăn về nguồn lực kinh tế, chính quyền địa phương và cả người nuôi chưa thật sự quan tâm.

ảnh 03: Tiến sĩ Quách Văn Ấn, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho rằng, để quản lý thương hiệu con cua Cà Mau cần sự quan tâm vào cuộc của chính quyền các cấp và người dân.Tiến sĩ Quách Văn Ấn, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cho rằng, để quản lý thương hiệu con cua Cà Mau cần sự quan tâm vào cuộc của chính quyền các cấp và người dân.

Theo kế hoạch phát triển ngành hàng cua năm 2025 và những năm tiếp theo, ông Mã Huy, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết, năm 2025, trung tâm tập huấn kỹ thuật cho khoảng 1.000 hộ dân, hướng dẫn 100% hợp tác xã áp dụng quy trình đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn thị trường, xây dựng 62 ha nuôi cua chuẩn, diện tích nuôi cua kết hợp 260.000 ha, bán thâm canh 300 ha, nuôi trong hộp 3.000 hộp, tổng sản lượng 31.160 tấn, xuất khẩu từ 20-25% sản lượng. Phấn đấu mỗi huyện ít nhất 1 chuỗi liên kết. Phấn đấu hợp tác với ít nhất 2 hệ thống siêu thị.

ảnh 04: Ông Đỗ Quy Mân, ấp Cái Giếng, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua gạch tuần hoàn khép kín trong hộp nhựa mang lại lợi nhuận từ 30-40%.Ông Đỗ Quy Mân, ấp Cái Giếng, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cua gạch tuần hoàn khép kín trong hộp nhựa mang lại lợi nhuận từ 30-40%.

Kết thúc hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chỉ đạo, thời gian tới phải có đề tài gia hoá giống cua trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tập huấn kỹ thuật cho bà con sản xuất và ương giống cua. Tăng cường quản lý chất lượng trại sản xuất và cả trại ương cua giống và những nội dung này cần có mục tiêu, thời gian hoàn thành. Tập trung hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cua hiện nay, song song với đó là hoàn chỉnh tài liệu để tiến hành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Chú trọng tập huấn tại hiện trường cho bà con đăng ký nuôi thâm canh, nuôi hộp… Nghiên cứu các mô hình nuôi mới để hỗ trợ xây dựng thành quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh và nhân rộng. Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các viện, trường… tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bệnh trên cua, từ đó đưa ra những khuyến cáo rõ ràng. Đồng thời, phải hướng dẫn thật cụ thể cho bà con nông dân từ mùa vụ, mật độ thả, mực nước ao nuôi và cách sử dựng chế phẩm sinh học… Quan tâm phát triển liên kết trong sản xuất, trong đó tập trung ở lĩnh vực kinh tế tập thể. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương tiếp tục tìm hiểu đối tác mua cua thời gian qua để trao đổi, tiến tới xây dựng mối liến kết.

Nguyễn Phú

 

 

 

 

 

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Tạo bứt phá trong phát triển kinh tế biển

Nghị quyết Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, xác định: Phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng tái tạo là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Ðể cụ thể hoá nghị quyết này, hàng loạt chương trình, nhiệm vụ, giải pháp được triển khai thực hiện. Theo đó, hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.