ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-6-25 10:18:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Từ nghĩ khác đến làm khác

Báo Cà Mau Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

PGS, TS Vũ Hải Quân khuyến nghị, tỉnh cần có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, cần có chính sách đào tạo lại đội ngũ, trước mắt là đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức của địa phương, nhằm nâng cao năng lực, tư duy đổi mới, cách tiếp cận công nghệ, ÐMST và CÐS.

Theo đó, PGS.TS Vũ Hải Quân đã chỉ ra nhiều khía cạnh vấn đề, cùng những giải pháp thiết thực để Cà Mau bứt phá trong thực hiện chủ trương. Cụ thể, tỉnh cần có sự đầu tư lớn cho KHCN, riêng đầu tư cho R&D (những người đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong quá trình sản xuất) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ khu vực tư nhân chiếm trên 60%. Song song đó, phải chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, giải phóng sức sáng tạo và tạo điều kiện cho các nhà khoa học mạnh dạn thử nghiệm.

Và điều đặc biệt là phải trao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, khuyến khích sự sáng tạo thực chất. Xem DN là trung tâm trong hệ sinh thái ÐMST, đóng vai trò then chốt trong việc ứng dụng và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học. Các tổ chức nghiên cứu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tri thức mới, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, những thách thức trong triển khai cũng không hề nhỏ. PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng, DN thiếu niềm tin vào tính khả thi của các sáng kiến KHCN, ÐMST, khiến cho việc huy động hơn 60% kinh phí R&D từ khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Các nhà khoa học và trung tâm nghiên cứu chưa được trao quyền và tạo điều kiện để thử nghiệm các sáng kiến mới. Việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu vẫn chưa được triển khai hiệu quả. Ngược lại, người đứng đầu các bộ, ngành và địa phương vẫn chưa thật sự tin tưởng vào khả năng của nhà khoa học và DN trong việc tạo ra động lực tăng trưởng thông qua ÐMST và chuyển đổi số (CÐS) quốc gia.

Thêm vào đó, sự thiếu hụt cán bộ có chuyên môn KHCN trong đội ngũ lãnh đạo, nguồn nhân lực không đảm bảo cũng là một trong những rào cản lớn. Rõ ràng, tỷ lệ lãnh đạo cao cấp trong các cấp uỷ và các cơ quan quản lý Nhà nước được đào tạo chuyên môn về KHCN và ÐMST vẫn còn thấp. Thiếu lãnh đạo có kiến thức chuyên sâu và toàn diện để xây dựng và hoạch định chính sách phát triển KHCN và ÐMST. Nguồn nhân lực cho KHCN và ÐMST ở các địa phương đang gặp nhiều khó khăn.

"Bên cạnh đó, công tác quản lý khoa học vẫn dựa trên cơ chế phê duyệt và giám sát, thay vì trao quyền tự chủ cho các nhà khoa học và trung tâm nghiên cứu. Thủ tục hành chính phức tạp trong phê duyệt dự án, thanh quyết toán kinh phí và mua sắm thiết bị khiến cho các sáng kiến bị kéo dài và chậm tiến độ. Chưa có cơ chế khuyến khích rủi ro, nên các nhà khoa học vẫn phải chịu trách nhiệm nếu dự án không thành công, khiến cho tâm lý an toàn trở nên phổ biến, hạn chế các thử nghiệm đột phá", PGS.TS Vũ Hải Quân phân tích.

Phải nhìn nhận rằng, nhiều địa phương lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các chính sách hỗ trợ ÐMST, đặc biệt là trong lĩnh vực CÐS. Một số địa phương vẫn phụ thuộc vào chỉ đạo từ Trung ương, thiếu chủ động trong xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ÐMST. “Nhiều sáng kiến đổi mới bị nghẽn ở cấp thực thi, làm suy giảm hiệu quả của các chương trình R&D và CÐS”, PGS.TS Vũ Hải Quân nêu thực tế.

Ðội ngũ công chức Sở KH&CN tỉnh không ngừng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, thực hiện nhiều dự án KHCN.

Ðội ngũ công chức Sở KH&CN tỉnh không ngừng nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, thực hiện nhiều dự án KHCN.

PGS.TS Vũ Hải Quân  khuyến nghị, Ban Chỉ đạo của tỉnh cần phối với các trường đại học, viện nghiên cứu, cùng với lãnh đạo từng địa phương cần xác định được đâu là sản phẩm chiến lược của địa phương. Trên cơ sở đó, sẽ đầu tư vào KHCN chiến lược để nâng cấp chuỗi giá trị cho sản phẩm chiến lược theo hướng DN sẽ đồng hành cùng chính quyền địa phương. Trong đó, Nhà nước áp dụng quy tắc 40/60, Nhà nước sẽ chi ra 40% ngân sách để hỗ trợ việc nghiên cứu, DN sẽ bỏ ra 60% ngân sách để làm thế nào nâng cao giá trị của sản phẩm chiến lược. Theo đó, sản phẩm chiến lược và công nghệ chiến lược phải có mối quan hệ hữu cơ. Từ đó, Nhà nước, DN và trường đại học sẽ tạo ra được bộ kiềng 3 chân để cùng nhau nghiên cứu và cải thiện sản phẩm. Ðiều này sẽ giúp DN chia sẻ rủi ro và tích cực tham gia R&D.

Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách khuyến khích DN đầu tư KHCN, ÐMST và thương mại hoá kết quả nghiên cứu, như: thành lập Quỹ ÐMST tỉnh đồng tài trợ dự án R&D; huy động từ ngân sách địa phương và đóng góp của DN cho các dự án nghiên cứu ứng dụng, chia sẻ rủi ro, vừa khuyến khích DN đặt hàng nghiên cứu từ viện/trường. Tỉnh cần bổ sung danh mục ngành ưu tiên được ưu đãi thuế đặc thù phù hợp cho các DN đầu tư hoạt động R&D, đổi mới công nghệ. Phát triển không gian khởi nghiệp, ÐMST tỉnh.

Ðặc biệt, tỉnh cần có chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, cần có chính sách đào tạo lại đội ngũ, trước mắt là đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức của địa phương, nhằm nâng cao năng lực, tư duy đổi mới, cách tiếp cận công nghệ, ÐMST và CÐS. Song song đó, có chính sách thu hút các sinh viên có năng lực về làm việc tại tỉnh nhà, bằng cách có thể vận động DN hoặc thông qua HÐND thành lập quỹ hỗ trợ cho sinh viên vay học tập và cam kết trở về làm việc tại địa phương. Ðây cũng là cách có được nhân tài thật sự về đóng góp cho địa phương.


“KHCN, ÐMST và CÐS, không có con người thì không thể làm được. Tương tự như vấn đề chính sách, dù chính sách có hay đến mấy nhưng con người không ngang tầm với nhiệm vụ thì chính sách cũng không thực hiện tốt được; ngược lại, dù chính sách có khi chưa được hoàn thiện nhưng nếu như có những con người đủ tầm thì từng bước sẽ vượt qua được những rào cản chính sách, tạo ra được những chuyển biến”, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh.


Hồng Nhung

 

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tận dụng thế mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, chế biến đóng góp quan trọng cho giá trị của ngành công nghiệp tỉnh Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, vùng đất có lợi thế với đa dạng hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo ra các sản phẩm đặc sản như: khô cá bổi, chuối khô, các loại thuỷ, hải sản biển, lúa gạo, mật ong, các sản phẩm từ cây, trái địa phương, dược liệu... Nhờ tận dụng lợi thế địa phương và sự đồng hành của hoạt động khuyến công đã tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Cánh tay nối dài đưa vốn chính sách đến dân

Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là “cánh tay nối dài” giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan toả sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vào chiều 10/6. Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đồng chủ trì hội nghị.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.

Văn hoá số - Nền tảng của ngân hàng hiện đại

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi công nghệ không chỉ là xu thế tất yếu mà còn trở thành động lực sống còn của ngành ngân hàng. Thế nhưng, bên cạnh các sáng kiến số hoá sản phẩm, quy trình hay dữ liệu thì yếu tố ngày càng khẳng định vai trò nền tảng, đó là văn hoá số. Nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang từng bước kiến tạo hệ giá trị văn hoá số sáng tạo và gắn kết, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững từ bên trong.

Hợp tác xã An Hoà trên đà phát triển

Hợp tác xã (HTX) An Hoà, xã Khánh An thành lập cuối năm 2022, qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, HTX đang ăn nên làm ra với các lĩnh vực: nuôi trồng và sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ mua bán sản phẩm nông nghiệp, đạt doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ vậy mà số thành viên tham gia không ngừng được nâng lên, HTX ngày càng lớn mạnh, tạo tiền đề cho sự phát triển ngày càng bền vững hơn.