ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 15:34:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Được mùa lúa - tôm

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân. Hiện nay, đang mùa thu hoạch lúa, bà con rất phấn khởi vì vừa được mùa lại được giá.

Gia đình anh Phạm Văn Xiếu, Ấp 5, xã Trí Lực là một trong những hộ có diện tích trồng lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất xã, với hơn 3 ha. Anh Xiếu cho biết, năm nay, gia đình được tỉnh, huyện đầu tư chuyển giao sản xuất lúa giống ST20 và đã thu hoạch xong; năng suất lúa đạt trên 35 giạ/công, tương đương 5 tấn/ha. Với giá lúa 6.500 đồng/kg, ước tính vụ lúa này, trừ chi phí gia đình anh thu nhập trên 100 triệu đồng.

Anh Phạm Văn Xiếu, Ấp 5, xã Trí Lực thu hoạch lúa ST20 cấy trên đất nuôi tôm vụ mùa 2017.

Người dân Trí Lực vui mừng vì giống lúa ST20 bán có giá, thời gian gieo trồng ngắn, kịp mùa vụ thả nuôi tôm sú. Các giống lúa thuần chủng tại địa phương có nhược điểm là chín muộn, năng suất thấp (trúng lắm cũng chỉ được 25 giạ/công), nhiều hộ quyết định chọn giống ST20 để sản xuất những vụ sau.

Bà Nguyễn Thị Điệp, Ấp 5, xã Trí Lực, phấn khởi cho biết, các cấp, các ngành cùng chính quyền xã Trí Lực tạo điều kiện hướng dẫn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, lúa giống ST20 sản xuất thí điểm trên phần đất gia đình, với diện tích gần 15 công. Năm nay, gia đình thu hoạch được hơn 500 giạ lúa, thu nhập hơn 60 triệu đồng. Cái được trong sản xuất vụ lúa này nữa là không tốn thêm chi phí phun xịt thuốc trừ sâu hay thuốc dưỡng hạt mà lúa vẫn phát triển tốt, chắc hạt và được thương lái mua với giá cao nhất so với những mùa vụ gần đây.

Bà Nguyễn Thị Liễu, cùng Ấp 5, cho biết: "Sản xuất lúa ST20 ở vùng đất này đảm bảo 100% là lúa sạch vì bón phân đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; lúa không bị sâu bệnh. Chỉ chăm sóc, cải tạo và sạ lúa đúng lịch thời vụ, bơm nước khô đầm trước khi thu hoạch là lúa đẹp, thương lái mua giá cao".

Anh Nguyễn Văn Nguyễn, thương lái thu mua lúa tại xã Trí Lực, cho hay: "Toàn xã Trí Lực có hơn 300 ha lúa sản xuất giống ST20. Trong mùa vụ này, chúng tôi đã đưa tiền trước với giá 6.500 đồng/kg lúa tươi, cao hơn các thương lái ngoài tỉnh đến thu mua từ 400-500 đồng/kg nên bà con phấn khởi nhận tiền và thống nhất bán cho chúng tôi. Riêng đối với các loại giống lúa thường, lúa truyền thống tại địa phương, chúng tôi chỉ mua với giá 5.500-5.700 đồng/kg".

Ông Huỳnh Văn Hôn, Trưởng Ấp 5, xã Trí Lực, thông tin: Vụ mùa vừa qua, nông dân Ấp 5 được ngành chức năng tỉnh quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật. Phòng NN&PTNT huyện triển khai điểm trình diễn sản xuất nên người dân rất đồng tình. Bên cạnh đó, diện tích lúa trồng trên đất nuôi tôm được người dân thực hiện đúng lịch thời vụ, chăm sóc theo quy trình nên sâu bệnh không xảy ra. Khuôn bao cơ bản, lúa không ngập úng, không thiệt hại, điều này dẫn đến năng suất, sản lượng lúa tăng, nông dân trúng mùa, trúng giá.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết: Mùa mưa năm 2017 đến sớm, thuận lợi cho cải tạo ao đầm, các diện tích lúa cấy, thẩy và sạ trên đất nuôi tôm trong huyện Thới Bình đều phát triển tốt, không bị thiệt hại.

Kết quả, toàn huyện Thới Bình có trên 19.000 ha lúa được gieo trồng trên đất nuôi tôm. Trong đó có trên 1.000 ha đang cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã Biển Bạch Đông, Trí Lực và xã Tân Bằng; tổng sản lượng lúa của huyện năm nay ước đạt hơn 85.000 tấn, trong đó, năng suất lúa cấy trên đất nuôi tôm tăng từ 10-20% so cùng kỳ năm trước.

Hiện nay, phong trào trồng lúa trên đất nuôi tôm ở Thới Bình ngày càng phát triển, theo đó, các chính sách hỗ trợ lúa giống, phân bón, chuyển giao kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng hạt lúa cho người dân được ngành chức năng quan tâm. Người dân cũng nâng dần ý thức chuyển sang quy trình chăm sóc lúa kỹ lưỡng theo quy định của ngành chức năng để cung cấp cho thị trường các loại lúa hàng hoá chất lượng và được giá./.

Huỳnh Măng

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.

Tất bật vào vụ dưa hấu Tết

Thời điểm này, nông dân huyện U Minh đang tất bật bước vào vụ dưa hấu Tết. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi cho việc xuống giống, dưa đang phát triển tốt.