ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 14:29:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ trọn tình yêu với nghề

Báo Cà Mau “Nếu nghĩ làm giàu bằng nghề này, chắc anh em trong đội không ai gắn bó đến hơn chục năm”, anh Dương Ngọc Cường, Đội trưởng Đội Thông tin lưu động (TTLĐ) tỉnh tư lự.

“Nếu nghĩ làm giàu bằng nghề này, chắc anh em trong đội không ai gắn bó đến hơn chục năm”, anh Dương Ngọc Cường, Đội trưởng Đội Thông tin lưu động (TTLĐ) tỉnh tư lự.

Trong tâm tưởng, anh vẫn nhớ như in những chuyến lưu diễn gian truân của anh em về với bà con quê nghèo xa xôi, hay tận ngoài hải đảo. Thời mỗi bận đi diễn phải cuốn đồ đi cả tuần, có khi nửa tháng “ăn dầm nằm dề” phục vụ bà con. “Có lần thông báo đi diễn ở ấp, anh em khấp khởi trang bị đủ thứ đạo cụ, tư trang, mà thời đó đâu có xe cộ thuận tiện như bây giờ, phải đi ghe cả ngày trời, anh em cứ vắt vẻo võng dưới ghe đu đưa hát hò, luyện giọng, nghỉ ngơi.

Lúc gần tới địa điểm, ghe mắc phải đập ngăn nước, không qua được, thế là ca sĩ, diễn viên, nhạc công xắn quần lội sình, lội bùn, ai nấy khệ nệ khiên vác. Cũng may có bà con trong xóm phụ một tay. Thâm tình là ở đó!”, anh Cường tâm tình.

Đội Thông tin lưu động tỉnh mang hơi ấm mùa xuân đến với Hội thi "Món ngon Cà Mau 2014”.

Ðó là chưa kể có lần đến điểm không có sân khấu, phải nhờ tạm hiên nhà, bãi đất trống; có lúc làm luôn trên mui ghe, vậy mà khi hát, khi đàn, anh em đội vẫn “cháy hết mình” với bà con.

Ngót 25 năm Ðội TTLÐ tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, với tâm huyết, “say” nghề, giờ đây đã thực sự trở thành “cầu nối” giữa Nhân dân với Ðảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyên truyền được giao phó.

Tham gia đội từ năm 1996 đến nay, anh Nguyễn Viết Tuyền tâm sự: “Tình cảm chưa bao giờ thay đổi. Mặc dù xã hội đã tân tiến, song, với mỗi chuyến đi diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và quần chúng Nhân dân, anh em vẫn được đón nhận nồng nhiệt, trân quý. Cũng vì vậy mà mỗi khi nhận lịch đi lưu diễn là anh em luôn sẵn sàng”. Dẫu sân khấu đội đến phục vụ chỉ được dựng tạm theo kiểu “cây nhà lá vườn”, anh em vẫn thấy ấm lòng, bởi cái tâm, cái tình của khán giả chân quê.

Riêng với những thành viên trẻ tuổi nghề như Tô Vân Khánh, sự “cảm” ở rất nhiều cung bậc. Khánh chia sẻ: “Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình có thể hát được Nơi đảo xa, Ðất nước tình yêu, Màu hoa đỏ… Chất giọng của tôi là gào thét, là rock. Nhờ các nghệ sĩ đàn anh chọn bài hát, dạy từng chữ, giọng điệu… nên tôi mới có thể cảm thụ và hát tốt”.

Ðối với Khánh, dù thời gian gắn bó với đội chỉ hơn 1 năm, những chuyến lưu diễn về nông thôn, biển đảo có thể đong đếm, nhưng những thứ tình cảm lưu giữ là vô vàn, mang đậm chất quê.

Anh Dương Ngọc Cường cho biết, hiện đội có 16 thành viên. Mỗi thành viên đều “đa tài”: vừa biết kịch, đọc tài liệu tuyên truyền, hát và nhiều năng khiếu khác để đảm nhận tốt công việc. Chẳng hạn như: Viết Tuyền là diễn viên, hát, múa, kiêm luôn dàn dựng; Nguyệt Sơn diễn kịch, ca cổ; Huỳnh Trang diễn kịch, hát dân ca; Vân Khánh hát nhiều dòng nhạc… Riêng bản thân anh, ngoài công tác quản lý, anh có thể đánh trống, trong những chuyến đi diễn, anh còn góp vui trò ảo thuật.

Anh Ngọc Cường cho hay: “Ðường sá bây giờ thuận lợi hơn nhiều, nhưng do thường xuyên đi cơ sở dài ngày xa nên lực lượng đi ít, đòi hỏi kể cả đội trưởng, đội phó, nhạc công, diễn viên đều phải kiêm nhiệm nhiều thứ, phụ trợ cho nhau. Ðặc biệt là thời điểm cận Tết, tần suất làm việc và lưu diễn cao. Ðội phải sẵn sàng, chủ động phục vụ. Sáng, trưa, tối đều tập luyện. Ngay cả đêm giao thừa cũng không ở nhà”.

Ðội TTLÐ mỗi năm thực hiện hàng chục buổi phục vụ cơ sở, dàn dựng kịch thông tin, tổ chức nhiều chương trình văn nghệ tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và tham gia các hội thi cấp khu vực, toàn quốc… Ngoài ra, đội còn thực hiện nhiều chương trình văn nghệ tuyên truyền các ngày lễ lớn tại Trung tâm Văn hoá tỉnh; biểu diễn văn nghệ phục vụ các ban, ngành trong tỉnh. Qua các hoạt động trên, góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội của các tầng lớp dân cư, khơi dậy phong trào văn hoá, văn nghệ cơ sở, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Những ngày này, không khí tại “ngôi nhà chung” lại náo nức chuẩn bị những “món quà” để toả về các vùng xa xôi hẻo lánh, đảo xa trao gửi hơi ấm mùa xuân./.

Bài và ảnh: Băng Thanh

Khởi sắc vùng căn cứ

Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Lung Lá - Nhà Thể (ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh: Cà Mau và Bạc Liêu. Với sự quan tâm đầu tư của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cùng sự nỗ lực vươn lên kiến thiết quê hương của người dân, vùng quê cách mạng đã và đang chuyển mình đi lên mạnh mẽ.

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.