ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ ba, 3-10-23 17:35:40

Góc nhìn lạ về vùng cao

Báo Cà Mau (CMO) “Điều khó nhất của người chụp là tìm ra góc nhìn mới”, từ cách nhìn nhận đó, trong suốt quá trình sáng tác, anh luôn nỗ lực, tìm tòi để mỗi tác phẩm đều mang chở thông điệp, thể hiện được cảm xúc, góc nhìn mới lạ về cuộc sống đời thường, văn hoá đặc trưng của bà con dân tộc vùng cao (“Bên khung cửi Pà Thẻn”, “Phía sau ánh hào quang của cô gái Nùng”…). Anh là Lê Hồng Đức, sinh năm 1976, hiện là Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Lê Hồng Đức.

Đến với nhiếp ảnh từ năm 2017, nhưng đến năm 2019 anh mới thực sự nghiên cứu sâu hơn bộ môn này. Từng là sinh viên mỹ thuật nên việc tiếp cận với nhiếp ảnh bằng con đường tự học, tự nghiên cứu với anh có nhiều thuận lợi.

Là nhiếp ảnh gia tự do, đề tài yêu thích của anh là về đời sống, văn hoá, tín ngưỡng... của đồng bào miền núi phía Bắc. Thích tìm hiểu văn hoá bản địa nên mỗi chuyến đi sáng tác, anh đều tích luỹ được nhiều kiến thức, hình ảnh, đặc biệt về đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang; anh luôn mong muốn giới thiệu rộng rãi hình ảnh đó đến bạn bè quốc tế và công chúng trong nước.

Những thửa ruộng bậc thang như tấm thổ cẩm bị bỏ quên trên lưng chừng đồi, là “bản tình ca giữa đất và nước”, đẹp như “thiên đường giữa trần gian”; chút nắng chiều vàng như mật; những vũng trâu đằm và bầy trâu hoang dã; tiết trời giao mùa; côn trùng, hoa lá; nét đẹp của lễ hội, ngày mùa; lớp học của những người “cõng chữ lên non”… Tất cả đều trở thành chất liệu, đời thường vùng cao đã tạo cho anh sự liên tưởng thú vị và nguồn cảm hứng dồi dào, khơi mạch sáng tác, đóng góp ngày càng nhiều tác phẩm đẹp về vùng đất nơi anh sinh sống.

Trò chơi.
Sắc màu Hồng Thái.
Mùa xuân.
Lễ cấp sắc của người Dao.

Năm 2019 có thể xem là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp cầm máy của Lê Hồng Đức, khi có nhiều tác phẩm được vinh danh: “Niềm vui bên khung cửi Pà Thẻn”, Huy chương Vàng Liên hoan ảnh nghệ thuật miền núi phía Bắc lần thứ XIX năm 2019; “Bữa cơm kết đoàn” (trích lễ Khù Già Già của người Hà Nhì), triển lãm tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam (VN-19).

Tiếp sau đó, “Phía sau ánh hào quang của cô gái Nùng”, giải Khuyến khích Liên hoan ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2020, được UNESCO đánh giá cao, hiện đang được trưng bày tại Đại sứ quán Cộng hoà Liên bang Đức và tới đây được Bộ Ngoại giao Việt Nam mang đi triển lãm tại Thuỵ Sỹ.

Tác phẩm “Phía sau ánh hào quang của cô gái Nùng” (tấm số 2) đạt Huy chương Vàng cuộc thi ảnh nghệ thuật miền núi phía Bắc năm 2020; “Được mùa”, Huy chương Bạc triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam (VN-21)…


 

Tâm Hảo giới thiệu

 

Kênh quảng bá nét đẹp cuộc sống

Là kỹ sư xây dựng, từ cơ duyên muốn lưu lại hình ảnh các công trình, kiến trúc, giai đoạn thi công..., năm 2017, Phạm Ðăng Khiêm bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh.

Anh giáo làng mê nhiếp ảnh

Học trường sư phạm, đến năm 1996, anh tình nguyện về huyện miền núi Sơn Tây ngày ngày dạy chữ cho trẻ em, tối tham gia xoá mù chữ cho đồng bào. Sau thời gian dài gắn bó, vùng cao Sơn Tây trở thành quê hương thứ hai khi anh nên duyên với cô gái cũng là đồng nghiệp “cắm bản”.

Những khoảng lặng đẹp

(CMO) Mặc dù học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, có lẽ bởi duyên nợ với nhiếp ảnh, Lưu Thành Ðạt rẽ hướng, không theo chuyên ngành đã học. Tình yêu với nhiếp ảnh bắt đầu từ năm 2012, khi đang học năm cuối đại học, anh mua được chiếc máy ảnh về tập tành chụp.

Người kể chuyện cò

(CMO) “Chuyện cò và giấc mơ” là bộ sưu tập các bức tranh màu nước mới ra mắt của Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh sau hơn 3 năm ấp ủ, thể hiện góc nhìn mới về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Quảng bá vẻ đẹp quê hương

(CMO) Ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng, tác giả Huỳnh Phương (sinh năm 1985, quê tỉnh Sóc Trăng) còn có niềm đam mê nhiếp ảnh và là cộng tác viên mảng ảnh du lịch của một số tờ báo, tạp chí. Vì quá yêu những khung hình nhiếp ảnh của các anh chị em trên khắp 3 miền nên anh bắt đầu thích ảnh, chơi ảnh từ cuối năm 2019. Mảng ảnh yêu thích là nhịp sống đời thường, văn hoá và các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.

Nét đẹp vùng cao

(CMO) Bên cạnh ruộng bậc thang ngút mắt, hồ Ba Bể yên bình, những cung đường biên giới hiểm trở và tuyệt đẹp, phiên chợ vùng cao, gương mặt em bé hồn nhiên, rừng trúc thẳng tắp..., còn dễ dàng tìm gặp trong “kho ảnh” của nhiếp ảnh gia Hoàng Thao vô số lễ hội, như: giải đua ngựa Bắc Hà, hội thi người đẹp trong trang phục truyền thống các dân tộc Bắc Kạn, lễ hội văn hoá “Chợ tình Xuân Dương”, lễ hội hoa ban, hội xuân Ba Bể, lễ hội Lồng Tồng, lễ hội nhảy lửa Pà Thẻn...

Gởi tình yêu quê hương vào nét vẽ

(CMO) Bắt đầu sáng tác từ năm 1990 đến nay, với 90% tác phẩm về Cà Mau, Hoạ sĩ Dư Minh Chiến như muốn gửi gắm cả tình yêu quê hương vào tranh vẽ.

Trải nghiệm cùng thiên nhiên

(CMO) “Sau những ngày làm việc và giảng dạy, tôi thường dành thời gian đi du lịch, về với thiên nhiên, nạp “năng lượng mới”... Tranh thủ những lúc như thế, tôi ghi lại cảnh đẹp, cuộc sống đời thường tại những nơi từng qua, để chia sẻ hình ảnh và lan toả điều tốt đẹp đến với cộng đồng. Với tôi, nhiếp ảnh là bạn đồng hành và tri kỷ trên khắp nẻo đường đi qua”, Nhiếp ảnh gia Trương Ngọc Bảo chia sẻ.

Góc nhìn giàu cảm xúc

(CMO) Phạm Quang Thanh sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, địa danh gắn liền với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp của cảng cửa ngõ miền Duyên Hải, cùng gần 400 hòn đảo lớn nhỏ như đảo ngọc Cát Bà, Bạch Long Vĩ… là đề tài vô tận để anh sáng tác. Năm 2013, được tặng chiếc máy ảnh du lịch, những shot hình đầu tiên về gia đình đã tạo ấn tượng và khơi dậy đam mê nhiếp ảnh trong anh. Hiện anh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh trẻ Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh TP Hải Phòng; hội viên CLB Ảnh báo chí Hội Nhà báo Việt Nam…

Khám phá hang động Cao nguyên đá Hà Giang

(CMO) Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, nơi có Công viên địa chất toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam - Cao nguyên đá Ðồng Văn. Ðây là 1 trong 3 công viên địa chất toàn cầu của nước ta được UNESCO công nhận (cùng với Công viên địa chất non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Ðắk Nông). Nói đến công viên địa chất là nói đến con người, địa chất, địa mạo, khảo cổ… Ði sâu vào khám phá địa chất của Cao nguyên đá Hà Giang, với thế giới hang động đa dạng gồm: hang sâu, hang dài, hang nước, hang khô, được tích tụ qua hàng triệu năm… Ðây là đề tài khó, ít người khai thác.