ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 19:03:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiện đại hoá làng nghề truyền thống

Báo Cà Mau (CMO) Huyện Ngọc Hiển được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống mang hương vị biển như bánh phồng tôm, ba khía muối, tôm khô… Để đáp ứng sản lượng và mở rộng thị trường, nhiều cơ sở làng nghề truyền thống trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập.

Hơn 10 năm làm nghề bánh phồng tôm, ông Lê Ngọc Thạnh, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, chủ cơ sở bánh phồng tôm Kim Tiền đã gầy dựng thương hiệu trên thị trường bởi chất lượng bánh ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguyên liệu tự nhiên luôn đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Bánh phồng tôm Kim Tiền hiện được nhiều người biết đến, hiện tiêu thu mạnh ở TP Hồ Chí Minh.

Nghề làm bánh phồng tôm đến với ông Thạnh như một cái duyên, trước đây bánh làm ra chủ yếu để ăn hoặc biếu, nhưng làm lâu ông đâm ra đam mê với nghề. Chính vì yêu nghề nên ông Thạnh luôn đặt tâm huyết của mình vào những mẻ bánh, bánh phồng tôm làm ra ngày càng ngon và được nhiều người biết đến. Chất lượng bánh được khẳng định khi đơn đặt hàng ngày một tăng lên, để theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài chất lượng, ông Thạnh còn đầu tư mẫu mã sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu bánh phồng tôm Kim Tiền để tạo niềm tin cho khách hàng.

“Để bánh ngon, tôi phải đến tận nơi thu mua tôm tươi về làm sạch, xay nhuyễn rồi trộn đều với bột. Khi bột đã mịn, tôi cho thêm gia vị với tỷ lệ thích hợp, rồi đem đi hấp. Khi bánh chính thì lấy ra phơi, sau đó đóng gói sản phẩm, tất cả công đoạn đều làm bằng tay. Có được chiếc bánh ngon ra lò không hề dễ dàng, nó chứa đựng cả một quá trình đầy gian khổ và tâm huyết của người thợ”, ông Thạnh cho biết.
Bà Lê Kim Lam, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, chia sẻ: “Muốn bánh ngon, ngoài khéo léo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm. Tráng bánh phải đều tay với độ lửa vừa phải, cứ 1 phút là 1 cái bánh ra lò. Phải tráng bánh liên tục, có như thế khi chiên bánh mới phồng đều, giòn ngon”.

Để bánh phồng tôm được thơm ngon, giòn ngọt, ngoài nguyên liệu tôm tươi sống, cơ sở còn chăm chút vào gia vị nêm cho đậm đà, hợp với khẩu vị của khách hàng. Nhờ vậy lượng khách đặt mua nhiều hơn, mỗi ngày cơ sở bánh phồng tôm Kim Tiền cho ra lò hơn 30 kg bánh, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 10 tấn bánh phồng tôm với thu nhập hơn 700 triệu đồng.

Bà Huỳnh Thị Tư, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, cho biết: “Tôi rất vui khi bánh phồng tôm được mọi người đón nhận và  xem như món quà quê của bà con dành cho người thân, bạn bè. Đó cũng là động lực để tôi phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình”.

Khi thương hiệu bánh phồng tôm của gia đình ngày một vươn xa, sản lượng tiêu thụ tăng lên, ông Thạnh mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng, cùng sự hỗ trợ Nhà nước, để xây dựng thiết bị máy sấy bánh phồng tôm bằng năng lượng mặt trời và điện theo hệ thống lồng kính để nâng cao sản lượng cung cấp cho thị trường. Trước đây mỗi tháng cơ sở sản xuất ra 1 tấn bánh phồng tôm thì từ khi áp dụng máy sấy thu nhập tăng lên gấp đôi, tạo được việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Ông Lê Ngọc Thạnh cho biết: “Từ khi có máy sấy, mỗi ngày cơ sở sấy được 200 kg bánh. Có máy sấy, vào mùa mưa chúng tôi cũng có bánh cung cấp cho khách hàng, không sợ thiếu nguồn cung và mất thu nhập như trước đây. Thời gian tới chúng tôi sẽ đăng ký thương hiệu bánh phồng tôm để mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở các chợ đầu mối mà cả hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh để người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của cơ sở, duy trì được đầu ra ổn định”.

Từ khi áp dụng và chuyển giao công nghệ máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời, năng suất làm bánh phồng tôm tăng lên gấp 3 lần. Nếu trước đây sản xuất mỗi tháng 300 kg, hiện nay cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền sản xuất gần 1 tấn sản phẩm, lại không còn phụ thuộc vào thời tiết, tăng thu nhập gấp 3 lần./.

Hồng My - Chí Hiểu

Liên kết hữu ích

Mùa dọn kèo ong giữa rừng U Minh

Mùa mưa đến cũng là lúc những người dân gác kèo ong ở vùng lâm phần rừng tràm U Minh tất bật vào vụ dọn kèo, để chuẩn bị đón mùa ong mới. Ở vùng đất mà rừng tràm bạt ngàn như Ấp 13, xã Khánh An, nghề Gác kèo ong không chỉ là sinh kế mà còn là nếp nghề truyền đời, gắn bó với bao thế hệ.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Nhìn vào thực tế tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại thẳng thắn chỉ rõ, việc thi công các công trình trọng điểm còn khá ì ạch, chậm chạp và khả năng cuối năm tỷ lệ giải ngân của các đơn vị sẽ không đạt yêu cầu, bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn, sẽ làm chậm và mất thời cơ để tỉnh tăng tốc, phát triển, làm lỡ nhịp đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết đối với những công trình là niềm mong mỏi của Nhân dân, nhất là công trình y tế.

Nông dân lãi thấp vụ lúa hè thu

Hiện nay, nông dân ở xã Ninh Quới đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ lúa hè thu sớm. Tuy nhiên, niềm vui ngày mùa không trọn vẹn khi giá lúa giảm, năng suất không cao, trong khi giá vật tư đầu vào lại tăng mạnh. Ðiều này khiến lợi nhuận của nông dân sau một mùa vụ chăm sóc vất vả chỉ ở mức thấp, thậm chí một số hộ chỉ hoà vốn.

Tái sinh rừng phòng hộ 

Với trên 300 km chiều dài bờ biển, tỉnh Cà Mau sở hữu tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Những bãi bồi ven biển mang theo phù sa trù phú, dần hình thành không gian phát triển rộng lớn trong tương lai.

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.